Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 5 Văn bản 4: Thật và giả

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 Văn bản 4: Thật và giả. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẨU

VĂN BẢN ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: THẬT VÀ GIẢ

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Đoạn trích Thật và giả được trích từ tác phẩm nào?

  1. Con nai đen.
  2. Con ngỗng đen.
  3. Tượng đá biết cười.
  4. Con hươu đen

 

Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích Thật và giả?

  1. Nguyễn Huy Tưởng.
  2. Nguyễn Đình Thi.
  3. Nguyễn Khoa Điềm.
  4. Lưu Quang Vũ.

Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Nguyễn Đình Thi?

  1. Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Lào. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học và biên khảo triết học.
  2. Nguyễn Đình Thi (1914 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Lào. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc và viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học.
  3. Nguyễn Đình Thi (1904 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Nga. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc và viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học
  4. Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê nội ở Phú Xuyên Hà Đông như sinh ra ở Hung-ga-ri. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học

Câu 4: Vở kích Con nai đen được sáng tác năm nào?

  1. 1958.
  2. B. 1959.
  3. 1960.
  4. 1961.

Câu 5: Vở kịch Con nai đen gồm có mấy hồi?

  1. 2 hồi.
  2. 3 hồi.
  3. 4 hồi.
  4. 5 hồi.

Câu 6: Đoạn trích Thật và giả nằm ở hồi bao nhiêu?

  1. Hồi 1.
  2. Hồi 2.
  3. Hồi 3.
  4. Hồi 4.

Câu 7: Nội dung chính của vở kịch Thật và giả là gì?

  1. Nhà Vua lang thang trong rừng quế để tìm người yêu xưa.
  2. Cuộc gặp gỡ giữa ông lão và Nhà Vua, và việc ông lão tặng nhà Vua 1 pho tượng đá biết phát hiện nói dối.
  3. Các ứng viên hoàng hậu xuất hiện; cuộc gặp gỡ của Quế Nga và nhà Vua.
  4. Cuộc đấu trí giữa nhà Vua và những người ứng viên làm Hoàng hậu.

Câu 8: Tác phẩm nào không phải là sáng tác của Nguyễn Đình Thi?

  1. Con nai đen.
  2. Rừng trúc.
  3. Nguyễn Trãi ở Đông Quan.
  4. Tình yêu và thù hận.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đã có mấy “ứng viên Hoàng hậu” đến gặp nhà Vua trước khi nàng Quế Nga xuất hiện?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 2: Vì sao cô gái đầu tiên “nói dối” nhà Vua?

  1. Vì bị cha ép không muốn gả cho chàng trai nghèo, bắt vào cung để ứng tuyển Hoàng hậu.
  2. Vì nàng ham vinh hoa phú quý.
  3. Vì cô nàng không yêu Vua mà chỉ muốn được sống trong cung điện.
  4. Vì bị người yêu phản bội nên muốn cưới Vua để trả thù.

Câu 3: Vở kịch gồm có bao nhiêu nhân vật? Đó là ai?

  1. 4 nhân vật: Nhà Vua, Tiểu tư, Người đàn bà, Quận chúa.
  2. 5 nhân vật: Nhà Vua, Tiểu thư, Người đàn bà, Quận chúa, Cô gái.
  3. 6 nhân vật: Nhà Vua, Cung nữ già, Tiểu thư, Người đàn bà, Quận chúa, Cô gái.
  4. 7 nhân vật: Nhà Vua, Cung nữ già, Tiểu thư, Người đàn bà, Quận chúa, Cô gái, thái giám.

Câu 4: Nhà Vua đón sinh nhật bao nhiêu tuổi?

  1. 25.
  2. 26.
  3. 27.
  4. 28.

Câu 5: Vì sao nhà Vua cảm thấy cung điện nguy nga, gấm vóc nhưng thấy mình lạnh lẽo?

  1. Vì không được tự do.
  2. Vì nhà Vua không có bạn bè.
  3. Vì nhà Vua không được các quan lại ủng hộ.
  4. Vì nhà Vua không tìm thấy người bầu bạn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đối mặt với lời nói dối của Tiểu thư thái độ của nhà Vua thế nào?

  1. Khinh miệt và tức giận.
  2. Phẫn nộ và xót xa.
  3. Thất vọng và chán chường.
  4. Buồn vã và đau xót.

Câu 2: Vì sao khi đối mặt với lời nói dối của Quế Nga nhà Vua lại tỏ ra vui mừng?

  1. Vì nhà Vua muốn nàng rời đi càng sớm càng tốt.
  2. Vì điều đó chứng tỏ nàng không yêu nhà Vua.
  3. Vì điều đó chứng tỏ nàng rất yêu nhà Vua.
  4. D. Vì nhà Vua muốn gả nàng cho một tể tướng.

Câu 3: Pho tượng có tác dụng gì đối với nhà Vua?

  1. A. Giúp nhà Vua có thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả.
  2. Giúp nhà Vua chọn được người làm Hoàng hậu tốt nhất.
  3. Giúp nhà Vua có được người bầu bạn chia sẻ.
  4. Pho tượng giúp nhà Vua phát hiện được đâu là thật lòng đâu là giả dối đồng thời cũng là người bạn tri kỉ của nhà Vua.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Không gian “cung điện nguy nga” thời gian “sắp sang một ngày mới” và “trời đất bình tĩnh quá” có vai trò gì trong việc khắc họa nội tâm nhân vật khi đối diện với chính mình?

  1. Thể hiện sự cô đơn, lạnh lẽo trong chính “ngôi nhà của mình”, những thứ sa hoa không thể lấp đầy cảm giác trống trải bên trong tâm hồn.
  2. Thể hiện sự buông xuôi chán chường với thực tại ngổn ngang của một vị Vua.
  3. Thể hiện sự cô đơn lẻ loi của một vị Vua đứng trước muôn người nhưng lại chẳng tìm thấy một người để lấy làm vợ.
  4. Thể hiện sự buồn chán với thực tại giả dối.

 

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay