Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đàn ghi ta của Lor-ca

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Đàn ghi ta của Lor-ca. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ) 

ĐỌC: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA (LORCA) (31 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Nhà thơ Thanh Thảo sinh năm bao nhiêu? 

A. 1946.

B. 1947.

C. 1948.

D. 1949. 

          

Câu 2: Tác giả Thanh Thảo tên khai sinh là gì? 

A. Đỗ Thành Công.

B. Nguyễn Thành Công.

C. Hồ Thành Công.

D. Lê Thành Công. 

Câu 3: Thanh Thảo quê ở đâu? 

A. Quảng Trị. 

B. Quảng Bình.

C. Nghệ An.

D. Quảng Ngãi.

Câu 4: Đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của Thanh Thảo cho nền văn học là ở lĩnh vực nào? 

A. Truyện ngắn.

B. Thơ ca.

C. Tiểu thuyết.

D. Phê bình văn học. 

Câu 5: Thanh Thảo được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

A. 2000.

B. 2001.

C. 2002.

D. 2003. 

Câu 6: Đâu là tác phẩm trường ca của nhà thơ Thanh Thảo?

A. Dấu chân qua trảng cỏ.

B. Những người đi tới biển.

C. Từ một đến một trăm.

D. Khối vuông ru-bích.

Câu 7: Thông tin nào sau đây không chính xác về nhà thơ Thanh Thảo?

A. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.

C. Thanh Thảo đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

D. Phong cách thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng.

Câu 8: Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được in trong tập nào? 

A. Dấu chân qua trảng cỏ.

B. Những người đi tới biển. 

C. Khối vuông ru-bích.

D. Những ngọn sóng mặt trời. 

Câu 9: Tập Khối vuông ru-bích được sáng tác năm bao nhiêu? 

A. 1984. 

B. 1985. 

C. 1986. 

D. 1987.

Câu 10: Thể thơ của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là: 

A. Thơ 5 chữ. 

B. Thơ 6 chữ. 

C. Thơ 7 chữ. 

D. Thơ tự do. 

Câu 11: Bài thơ bố cục gồm mấy phần?

A. 2 phần.

B. 3 phần.

C. 4 phần.

D. 5 phần. 

II. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Thông tin nào không chính xác về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

A. Bài thơ rất tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng, mãnh liệt trong cảm xúc đồng thời nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

B. Bài thơ được gợi hứng từ cuộc đời và số phận bi thảm của Lor-ca - nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.

C. Bài thơ rất giàu chất hội họa và cũng dồi dào nhạc tính.

D. Bài thơ được rút trong tập Dấu chân qua tràng cỏ, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong phong cách thơ Thanh Thảo.

Câu 2: Đáp án nào dưới đây không phải ý nghĩa nhan đề của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca?

A. Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha nên còn được gọi là “Tây Ban Cầm”.

B. Lor – ca là người đầu tiên chơi đàn ghi ta ở Tây Ban Nha và có công quảng bá loại nhạc cụ này.

C. Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor – ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Nhan đề bài thơ thể hiện tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha.

D. Nhan đề tượng trưng cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca hướng tới suốt đời.

Câu 3: Hai câu đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được diễn đạt lạ hóa như thế nào?

A. Tiếng đàn được cảm nhận bằng thị giác. 

B. Tiếng đàn được cảm nhận bằng xúc giác.

C. Tiếng đàn được cảm nhận bằng thính giác.

D. Tiếng đàn được cảm giác bằng khứu giác.

Câu 4: 

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Hoán dụ.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. So sánh. 

Câu 5: 

“bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ”

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.

B. Hoán dụ.

C. Ẩn dụ.

D. So sánh. 

Câu 6: 

“tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy”

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những câu thơ trên?

A. So sánh và nhân hóa. 

B. Ẩn dụ và hoán dụ.

C. Ẩn dụ và điệp ngữ.

D. Nhân hóa và hoán dụ.

Câu 7: Hình ảnh “tiếng ghi ta nâu” là hình ảnh biểu tượng cho điều gì? 

A. Biểu trưng cho những con đường, những mảnh đất Tây Ban Nha.

B. Biểu trưng cho tình yêu, cuộc sống mãnh liệt.

C. Sự nghiệp dang dở của Lor – ca.

D. Số phận thảm khốc, cái chết đầy đau đớn của Lor – ca. 

Câu 8: Giá trị nội dung của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca là gì? 

A. Ghi nhận sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại về Gar – xi – a Lor – ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại.

B. Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn của người con gái.

C. Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo của bọn phát xít đối với Lor – ca và nhân dân Tây Ban Nha.

D. Miêu tả sự đau đớn của người nghệ sĩ khi mất đi người yêu.

Câu 9: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca:

A. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc.

B. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực.

C. Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu sức gợi mở.

D. Âm điệu khỏe khoắn, bi tráng, trầm hùng, trữ tình.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

A. Sự xung đột, xáo trộn trong tâm hồn người nghệ sĩ.

B. Sự tự do và sinh sôi của cái đẹp nghệ thuật.

C. Tâm hồn phóng khoáng của Lor-ca.

D. Âm thanh vỡ vụn, lạc lõng giữa không gian.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay