Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đây thôn Vĩ Dạ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Đây thôn Vĩ Dạ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ) 

ĐỌC: ĐÂY THÔN VĨ DẠ (25 CÂU) 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?

A. Tuy gặp nhiều bất hạnh nhưng Hàn Mặc Tử vẫn thể hiện niềm lạc quan đến khâm phục.

B. Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, làm thơ lấy các bút danh là Hàn Mặc Tử, Minh Duệ Thi, Phong Trần, Lệ Thanh.

C. Sinh năm 1912 tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), mất năm 1940 tại Quy Nhơn.

D. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, có hai năm học trung học ở trường Pe-rơ-lanh.

Câu 2: Dòng nào không chính xác về thơ văn Hàn Mặc Tử?

A. Trong thơ ông, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.

B. Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực.

C. Ông đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.

D. Khuynh hướng siêu thoát và những hình ảnh ma quái trong thơ ông là biểu hiện của thái độ chán chường, thù hận cuộc đời.

Câu 3: Câu thơ nào là lời trách móc, cũng là lời mời gọi của con người Vĩ Dạ?

A. Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

B. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

C. Sao anh không về chơi thôn Vĩ.

D. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.

Câu 4: Tâm trạng cảm xúc nổi bật toát ra từ bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ nhất không mang nội dung, sắc thái nào sau đây?

A. Vui tươi.

B. Ngậm ngùi.

C. Đắm say.

D. Thương nhớ.

Câu 5: Câu thơ nào trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử gợi vẻ đẹp nên thơ, hài hòa giữa thiên nhiên và con người thôn Vĩ?

A. Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

B. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

C. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

D. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.

Câu 6: Lấy bút danh là Hàn Mặc Tử, nhà thơ có ngụ ý gì?

A. Ngụ ý coi mình là công chức văn phòng (Mặc).

B. Ngụ ý coi mình là người có ngòi bút lạnh lùng (Hàn).

C. Ngụ ý coi mình là người làm nghề văn chương (Mặc).

D. Ngụ ý coi mình là người sống nghèo khó nhưng thanh bạch (Hàn).

Câu 7: Sắc thái cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ không phải là sắc thái nào sau đây?

A. Nhớ thương, vô vọng.

B. Khát khao, vô vọng.

C. Hoài nghi.

D. Tuyệt vọng.

Câu 8: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1938. 

B. 1939. 

C. 1940. 

D. 1941. 

Câu 9: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập thơ nào?

A. Gái quê. 

B. Xuân như ý. 

C. Thơ điên. 

D. Thượng thanh kí. 

Câu 10: Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được sáng tác theo thể thơ nào? 

A. Ngũ ngôn. 

B. Thất ngôn. 

C. Thất ngôn bát cú. 

D. Lục bát. 

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Câu 1: Cụm từ “nắng mới lên” được nhắc đến trong bài thơ thể hiện điều gì?

A. Cái nắng chói chang giữa trưa.

B. Ánh sáng dịu dàng, trong trẻo vào buổi sớm.

C. Ánh nắng lụi tàn của buổi chiều tà.

D. Cái nắng oi ả của mùa hè.

Câu 2: Vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ Dạ gợi lên cảm giác gì trong lòng người đọc?

A. Sự yên bình, trong trẻo và đầy sức sống.

B. Sự hoang tàn, tiêu điều.

C. Sự bí ẩn, lạnh lẽo.

D. Sự u buồn, cô đơn.

Câu 3: Câu thơ “Là trúc che ngang mặt chữ điền” gợi lên vẻ đẹp nào của con người thôn Vĩ?

A. Mộc mạc, giản dị.

B. Kín đáo, dịu dàng.

C. Vui tươi, tràn đầy sức sống.

D. Tinh tế, sâu dắc.

Câu 4: Câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Liệt kê và ẩn dụ.

B. So sánh và hoán dụ.

C. Tượng trưng và nhân hóa.

D. Tiểu đối và điệp từ.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Tâm trạng chính của tác giả trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là gì?

A. Niềm vui sướng, hạnh phúc khi nhớ về thôn quê. 

B. Nỗi nhớ nhung, hoài niệm pha lẫn sự xa cách.

C. Nỗi buồn đau và sự tuyệt vọng về tình yêu.

D. Khát khao tìm kiếm sự gắn bó với quê hương.

Câu 2: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ chủ yếu được thể hiện qua những yếu tố nào?

A. Cảnh sắc thiên nhiên.

B. Các câu hỏi tu từ.

C. Cả cảnh sắc thiên nhiên và các câu hỏi tu từ. 

D. Cảm xúc yêu thương với quê hương.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay