Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: San-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức”

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: San-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức”. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ) 

ĐỌC: SA-VA-ĐO ĐA-LI (SALVADOR DALÍ) VÀ SỰ DAI DẲNG CỦA KÍ ỨC (24 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Bức tranh “Sự dai dẳng của kí ức” được vẽ bởi họa sĩ nào?

A. Pablo Picasso.

B. Salvador Dalí.

C. Vincent van Gogh.

D. Claude Monet. 

Câu 2: Phong cảnh trong bức tranh được lấy cảm hứng từ đâu?

A. Địa Trung Hải. 

B. Paris, Pháp.

C. Cảng Li-gát ở Catalonia.

D. Florence, Ý.

Câu 3: Những chiếc đồng hồ tan chảy trong bức tranh biểu tượng cho điều gì?

A. Sự bất tử của thời gian.

B. Thời gian là vô tận.

C. Sự lãng phí thời gian.

D. Thời gian trôi và cái chết.

Câu 4: Hình ảnh con kiến trong tranh tượng trưng cho điều gì?

A. Sự chăm chỉ, cần cù

B. Sự phân rã.

C. Vòng quay của cuộc sống

D. Thời gian chảy trôi

Câu 5: “Những mẹo thường gây tê liệt, làm đánh lừa con mắt” trong bài đọc là kỹ thuật mà họa sĩ nào sử dụng?

A. Salvador Dalí.

B. Claude Monet.

C. Leonardo da Vinci.

D. Pablo Picasso. 

Câu 6: Phong cảnh xa xa trong bức tranh được lấy cảm hứng từ vùng nào?

A. Paris, Pháp.

B. Cảng Li-gát, Catalonia.

C. Madrid, Tây Ban Nha.

D. Venice, Ý.

Câu 7: Chi tiết nào trong bức tranh được mô tả là "biểu tượng của sự phản rã"?

A. Đồng hồ tan chảy.

B. Cây ô-liu không lá.

C. Những con kiến.

D. Sinh vật kỳ quặc.

Câu 8: Bức tranh “Sự dai dẳng của kí ức” thuộc trường phái nghệ thuật nào?

A. Ấn tượng.

B. Lập thể.

C. Biểu hiện.

D. Siêu thực.

II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Vì sao không khí trong bức tranh được miêu tả là “kì bí, tĩnh mịch và im ắng”?

A. Do cách phối màu tươi sáng của bức tranh. 

B. Do các chi tiết siêu thực và không gian phi lý của bức tranh.

C. Vì phong cảnh chỉ được chiếu sáng bởi ánh mặt trời.

D. Vì sự đơn giản trong cách miêu tả.

Câu 2: Ý nghĩa của việc Salvador Dalí sử dụng kỹ thuật “làm đánh lừa con mắt” trong bức tranh là gì?

A. Đặt người xem vào trạng thái ảo giác.

B. Tạo cảm giác chân thực nhất có thể.

C. Làm nổi bật các chi tiết trong tranh.

D. Biến tranh thành một phương tiện giải trí. 

Câu 3: Hình ảnh sinh vật kỳ quặc với mắt nhắm và hàng mi quá cỡ có thể gợi lên điều gì?

A. Sự huyền bí của thiên nhiên.

B. Một loài động vật hiếm gặp.

C. Một biểu tượng của sự sống.

D. Trạng thái mơ màng, vô thức.

Câu 4: Vì sao các sự kiện trong mơ được cho là không tuân theo trình tự chặt chẽ?

A. Vì mơ là kết quả của tiềm thức phi logic.

B. Vì trong mơ, thời gian trôi nhanh hơn thực tại.

C. Vì mơ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

D. Vì giấc mơ không liên quan đến thực tế. 

Câu 5: Ý nghĩa của “cây ô-liu không lá, chỉ có một cành mọc trên mặt bàn gỗ” trong bức tranh là gì?

A. Sự sống đang hồi sinh từ cái chết.

B. Tính chất phi thực của thế giới trong tranh.

C. Một chi tiết trang trí không có ý nghĩa biểu tượng.

D. Sự cạn kiệt của thời gian và thiên nhiên. 

Câu 6: Tại sao bức tranh được mô tả là mang không khí “kỳ bí, tĩnh mịch và im ắng”?

A. Vì cách phối màu nhẹ nhàng, hài hòa.

B. Vì bức tranh vắng bóng các yếu tố động.

C. Vì không gian trong tranh không tuân theo logic thực tại.

D. Vì Dalí cố tình tạo sự đối lập giữa các chi tiết trong tranh. 

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

IV. VẬN DỤNG CAO (03 CÂU)

Câu 1: Nếu xem “Sự dai dẳng của kí ức” là sự phản ánh về giấc mơ, hình ảnh nào có thể được coi là biểu tượng rõ nhất cho tiềm thức?

A. Những chiếc đồng hồ tan chảy.

B. Con kiến bò trên đồng hồ kim loại.

C. Sinh vật kỳ quặc với mắt nhắm nghiền.

D. Phong cảnh bờ biển đá. 

Câu 2: Hình ảnh phong cảnh bờ biển đá trong tranh góp phần nhấn mạnh điều gì về mối liên hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn con người?

A. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên phản ánh trạng thái nội tâm sâu lắng. 

B. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của con người.

C. Thiên nhiên là nơi trú ẩn cho tâm hồn mơ mộng.

D. Thiên nhiên là điểm tựa cho tâm hồn của con người.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: San-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay