Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Nguyên tiêu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Nguyên tiêu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ (TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN) 

ĐỌC: NGUYÊN TIÊU (RẰM THÁNG GIÊNG) (HỒ CHÍ MINH) (18 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (11 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám. 

B. Những năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ. 

Câu 2: Câu thơ cuối bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài?

A. Phong Kiều dạ bạc.

B. Tĩnh dạ tứ. 

C. Hồi hương ngẫu thư.

D. Vọng Lư Sơn bộc bố.

Câu 3: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”?

A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất. 

B. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

C. Sông xuân, nước xuân tiếp liền trời xuân.

D. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân.  

Câu 4: Câu thơ thứ hai của bài thơ Nguyên tiêu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh.

B. Điệp từ.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ. 

Câu 5: Không gian trong câu thơ đầu bài thơ Nguyên tiêu có đặc điểm gì?

A. Bầu trời cao rộng, trong trẻo nổi bật lên hình ảnh vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp thế gian.

B. Không gian một đêm rằm tháng giêng trên dòng sông phủ đầy sương khói và nổi bật là hình ảnh ánh trăng vằng vặc soi sáng khắp nơi.

C. Không gian mênh mang của dòng sông mùa xuân và ánh trăng tròn lồng lộng soi chiếu nơi nơi.

D. Không gian mênh mông, bát ngát, có sự giao hòa trọn vẹn của con người với cảnh vật thiên nhiên.

Câu 6: Bài thơ Nguyên tiêu được viết theo thể thơ nào?

A. Song thất lục bát.

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Thất ngôn bát cú. 

D. Lục bát.

Câu 7: Hai câu đầu của bài thơ Nguyên tiêu nói về?

A. Con người cách mạng trong đêm trăng.

B. Nỗi nhớ quê hương của con người cách mạng.

C. Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.

D. Những kỉ niệm về chiến đấu trong đêm trăng.

Câu 8: Hai câu sau của bài thơ Nguyên tiêu nói về?

A. Con người cách mạng trong đêm trăng.

B. Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.

C. Nỗi nhớ quê hương của con người cách mạng.

D. Những kỉ niệm về chiến đấu trong đêm trăng.

Câu 9: Cảnh vật trong tác phẩm được miêu tả trong thời gian nào?

A. Buổi sáng.

B. Buổi trưa.

C. Buổi đêm.

D. Buổi chiều.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nghệ thuật của bài thơ Nguyên tiêu?

A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

B. Hình ảnh giản dị. 

C. Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. 

D. Sử dụng điển tích điển cố. 

Câu 11: Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng? 

A. Cảnh rừng Việt Bắc. 

B. Leo núi. 

C. Tin thắng trận. 

D. Đi thuyền trên sông Đáy. 

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Nhận xét nào đúng với đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nguyên tiêu

A. Trong bài thơ, tác giả đã dẫn lại nhiều câu thơ hay của các thi nhân đời trước nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng của phong cảnh và tâm hồn Việt Nam.

B. Bài thơ mang một giọng điệu mới mẻ, tự nhiên đầy sức sống, thể hiện tâm hồn tài hoa nghệ sĩ của Bác.

C. Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu cổ thi song vẫn là một sáng tạo đặc sắc của Bác, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới.

D. Bài thơ là một sáng tạo độc đáo của Bác cả về thể thơ, chất liệu, cách diễn đạt, hình ảnh thơ cho tới nội dung cảm xúc.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh "trăng đầy thuyền" trong bài thơ gợi liên tưởng đến điều gì về cuộc kháng chiến và tư tưởng của Hồ Chí Minh?

A. Sự khó khăn, gian khổ trong kháng chiến.

B. Khát vọng hòa bình, tròn đầy và thắng lợi.

C. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hòa bình trở lại.

D. Tình yêu quê hương và gia đình sâu sắc.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay