Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 9: Khuôn đúc đồng Cổ Loa - "nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Khuôn đúc đồng Cổ Loa - "nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (VĂN BẢN THÔNG TIN) 

ĐỌC: KHUÔN ĐÚC ĐỒNG CỔ LOA: “NỎ THẦN” KHÔNG CHỈ LÀ TRUYỀN THUYẾT (25 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Khuôn đúc mũi tên đồng Cổ Loa được phát hiện tại địa phương nào?

A. Đông Anh, Hà Nội.

B. Bắc Ninh.

C. Hải Phòng.

D. Thanh Hóa. 

Câu 2: Những khuôn đúc mũi tên Cổ Loa thuộc niên đại nào?

A. Thế kỉ VII trước Công nguyên. 

B. Thế kỉ III – II trước Công nguyên.

C. Thế kỉ I trước Công nguyên.

D. Thế kỉ IX sau Công nguyên.

Câu 3: Khuôn đúc mũi tên đồng được làm từ chất liệu gì?

A. Đồng.

B. Sắt.

C. Gỗ.

D. Đá sa thạch.

Câu 4: Bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên đồng Cổ Loa được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm nào?

A. 2007.

B. 2015.

C. 2020.

D. 2022. 

Câu 5: Khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh được phát hiện tại di tích nào?

A. Đền Hùng.

B. Thành Cổ Loa.

C. Di chỉ Tràng An.

D. Khu di tích Lam Kinh. 

Câu 6: Trong số các hiện vật được phát hiện tại khu di tích Cổ Loa, loại nào không có?

A. Khuôn đúc bằng đá.

B. Mũi tên đồng ba cạnh.

C. Mảnh gốm nấu đồng.

D. Mũi lao bằng sắt.

Câu 7: Chữ Hán khắc trên khuôn đúc thể hiện điều gì?

A. Kỹ thuật đúc đồng hiện đại.

B. Sự liên hệ với văn hóa Trung Hoa.

C. Sự phát triển của nghề gốm.

D. Sự ra đời của chữ Việt cổ.

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Vì sao các khuôn đúc mũi tên đồng được coi là “hiện vật gốc, độc bản”?

A. Vì chúng được làm từ đồng nguyên chất.

B. Vì chúng phản ánh toàn bộ kỹ thuật luyện kim thời kỳ đó.

C. Vì chúng có khắc chữ Hán rõ ràng.

D. Vì chúng là những khuôn đúc mũi tên ba cạnh duy nhất phát hiện ở Việt Nam.

Câu 2: Việc khắc chữ Hán trên khuôn đúc có ý nghĩa gì?

A. Cho thấy nhà nước Âu Lạc đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa.

B. Minh chứng cho việc nhà nước Âu Lạc sử dụng chữ Hán trên các hiện vật quan trọng.

C. Chứng tỏ khuôn đúc mũi tên được nhập khẩu từ Trung Hoa.

D. Thể hiện kỹ thuật khắc chữ tiên tiến của thời kỳ Đông Sơn.

Câu 3: Tại sao các mảnh khuôn cần được chế tác tỉ mỉ và trùng khít?

A. Để đảm bảo mũi tên có hình dạng hoàn chỉnh.

B. Để dễ dàng vận chuyển khuôn.

C. Để khuôn không bị hỏng khi đúc.

D. Để tạo ra nhiều loại mũi tên khác nhau.

Câu 4: Tại sao khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh được coi là độc bản?

A. Vì đây là những hiện vật duy nhất trên thế giới.

B. Vì chúng được phát hiện tại khu vực riêng biệt của Đông Sơn.

C. Vì chúng được chế tác với kỹ thuật đặc biệt, khó trùng lặp.

D. Vì chúng được khắc chữ Hán.

Câu 5: Việc phát hiện di tích lò đúc đồng tại Cổ Loa cho thấy điều gì về kỹ thuật luyện kim của người Việt cổ?

A. Kỹ thuật còn rất sơ khai.

B. Đã đạt trình độ cao, đáp ứng nhu cầu quân sự.

C. Chỉ áp dụng trong chế tạo đồ dùng gia đình.

D. Phụ thuộc hoàn toàn vào sự hướng dẫn từ bên ngoài.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

IV. VẬN DỤNG CAO (07 CÂU)

Câu 1: Việc nhà nước Âu Lạc chế tạo được nỏ bắn nhiều mũi tên cùng lúc có thể được xem là bước đột phá trong lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp và xây dựng.

B. Kỹ thuật quân sự và công nghệ vũ khí.

C. Giao thương và trao đổi văn hóa.

D. Luyện kim và chế tác đồ trang sức.

Câu 2: Vì sao bộ sưu tập khuôn đúc Cổ Loa được coi là minh chứng vật chất quan trọng trong việc giải mã truyền thuyết nỏ thần?

A. Vì nó cho thấy khả năng chế tạo vũ khí phức tạp là có thật.

B. Vì nó trực tiếp chứng minh sự tồn tại của nhà nước Âu Lạc.

C. Vì nó liên quan đến truyền thuyết về thành Cổ Loa.

D. Vì nó khẳng định truyền thuyết nỏ thần hoàn toàn chính xác.

Câu 3: Việc sử dụng chữ Hán khắc trên khuôn đúc mũi tên cho thấy điều gì về văn hóa và quản lý nhà nước Âu Lạc?

A. Nhà nước Âu Lạc không sử dụng ngôn ngữ viết trong quản lý.

B. Sự lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Hoa về mặt kỹ thuật.

C. Nhà nước Âu Lạc đã sáng tạo ra một hệ chữ viết riêng.

D. Sự tiếp thu và sử dụng văn hóa Trung Hoa trong các lĩnh vực quan trọng.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 9 Khuôn đúc đồng Cổ Loa: "nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay