Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối Bài 6: Dấu câu, Nghĩa của từ ngữ, Biện pháp tu từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Dấu câu, Nghĩa của từ ngữ, Biện pháp tu từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG ANH HÙNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

(TRANG 13)

(17 câu)

I. Nhận biết (07 câu)

Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị

D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 2: họn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi...đi bộ đi học.

A. Bị

B. Được

C. Cần

D. Phải

Câu 3: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích

B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích

D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."

A. Được

B. Bị

C. Đã

D. Không đáp án nào đúng

Câu 5: Từ bao gồm mấy phần?

A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung

B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức

C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt

D. Không phân chia được

Câu 6: Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Mồ hôi mà chảy xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

Câu 7: Đâu là phát biểu đúng về dấu chấm phẩy?

A. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu nghi vấn.

B. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu cảm thán hay cầu khiến.

C. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép, đứng sau các bộ phận liệt kê.

II. Thông hiểu (06 câu)

Câu 1: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.

B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 2: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 3: Trong sách giáo khoa đã giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

A. Sử dụng khái niệm

B. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

C. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

D. Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 4: Từ "Sính lễ" trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là

A. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất.

B. lễ vật để dâng cúng tiên đế.

C. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua.

D. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

Câu 5: Trong sách giáo khoa: “Sơn Tinh: Thần núi; Thủy Tinh: Thần nước" là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?

A. Không theo ba cách trên.

B. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

C. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích.

D. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay