Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 8: Câu rút gọn và câu đặc biệt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Câu rút gọn và câu đặc biệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 8: VĂN BẢN THÔNG TIN
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN VÀ CÂU ĐẶC BIỆT
(16 câu)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Câu đặc biệt là gì?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 2: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Gọi đáp.
C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
D. Xác định thời gian, nơi chống diễn ra sự việc.
Câu 3: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt?
A. Từ hô gọi.
B. Từ hình thái.
C. Quan hệ từ.
D. Số từ.
Câu 4: Đâu không phải là mục đích của việc rút gọn câu là:
A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh.
B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.
C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
D. Đẻ dành thời gian viết các câu dài và quan trọng hơn trong bài tập.
Câu 5: Câu nào sau đây là câu rút gọn?
A. Mẹ đi chợ.
B. Mưa rồi.
C. Trời rất đẹp.
D. Tôi đang học bài.
Câu 6: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất?”
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
C. Mình đọc sách là nhiều nhất.
D. Đọc sách.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
C. Hoa sim!
D. Mưa rất to.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
A. Giờ ra chơi.
B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Cánh đồng làng.
D. Câu chuyện của bà tôi.
Câu 3: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành.
D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 4: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào?
A. Trạng ngữ.
B. Chủ ngữ.
C. Vị ngữ.
D. Bổ ngữ.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 8: Câu rút gọn và câu đặc biệt