Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 2: Cảnh ngày xuân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Cảnh ngày xuân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 2: TRUYỆN THƠ NÔM
VĂN BẢN 1: CẢNH NGÀY XUÂN
( 26 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Truyện thơ Nôm là gì?
- Là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm thường dùng thể thơ lục bát để kể chuyện.
- Là truyện được viết bằng chữ Nôm.
- Là truyện được viết bằng thể song thất lục bát.
- Là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm thường dùng thể thơ song thất lục bát để kể chuyện.
Câu 2: Đâu là đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm?
- Sự kết hợp giữa hiện thực và kì ảo.
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Sự kết hợp giữa chữ Hán và chữ Nôm.
- Lấy nguyên văn cốt truyện từ một truyện khác có nguồn gốc từ Trung Hoa để sáng tác.
Câu 3: Truyện thơ Nôm phát triển mạnh và có nhiều thành tựu vào khoảng thời gian nào?
- Thế kỉ XVIII – XIX.
- Thế kỉ XVI – XVII.
- Thế kỉ XVII – XIX.
- Thế kỉ XV – XVIII.
Câu 4: Nội dung của truyện thơ Nôm là gì?
- Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Phản ánh bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của con người.
- Phản ánh sâu rộng hiện thực xã hội thông qua các câu chuyện kể về biến cố trong cuộc đời các nhân vật và cuộc đấu tranh bảo vệ nhân phẩm, tình yêu của họ.
- Ca ngợi câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, cao cả, dũng cảm đấu tranh cho tình yêu.
Câu 5: Mô hình cốt truyện trong truyện thơ Nôm là gì?
- Gặp gỡ - Đoàn tụ - Lưu lạc.
- Gia biến – Lưu lạc – Đoàn tụ.
- Gặp gỡ - Gia biến – Lưu lạc.
- Gặp gỡ - Lưu lạc – Đoàn tụ.
Câu 6: Đâu không phải là tác phẩm truyện thơ?
- Sở kính tân trang.
- Bích Câu kì ngộ.
- Tống Trân – Cúc Hoa.
- Lưu Bình – Dương Lễ.
Câu 7: Truyện thơ Nôm gồm những tuyến nhân vật nào?
- Nhân vật người trần và nhân vật kì ảo.
- Nhân vật thần tiên và nhân vật ma quỷ.
- Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
- Nhân vật ma nữ và nhân vật tiên nữ.
Câu 8: Các tuyến nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được xây dựng như thế nào?
- Hòa hợp về tính cách.
- Đối lập về phẩm chất.
- Tương trợ lẫn nhau.
- Đối lập về gia thế.
Câu 9: Đâu là nhận xét đúng về giá trị của Truyện Kiều?
- Tác phẩm được viết bằng thể song thất lục bát, là sựu phản chiếu nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc.
- Tác phẩm là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa văn học và hội họa.
- Tác phẩm là sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Tác phẩm hội tụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của văn học dân tộc và sự tiếp thu văn học nước ngoài.
Câu 10: Đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần nào của Truyện Kiều?
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Phần cuối: Đoàn tụ.
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và lưu lạc.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì?
- Khung cảnh Thúy Kiều cùng hai em đi du xuân, trước khi gặp Kim Trọng.
- Khung cảnh thiên nhiên khi Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng.
- Khung cảnh thiên nhiên khi Thúy Kiều chia tay Kim Trọng để trở về nhà.
- Khung cảnh thiên nhiên khi Thúy Kiều đi du xuân một mình.
Câu 2: Chi tiết “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có ý nghĩa như thế nào?
- Chỉ sự khởi đầu của mùa xuân mới.
- Ba tháng mùa xuân có chín mươi ngày mà nay đã qua sáu mươi ngày.
- Chỉ ánh sáng đẹp ngày xuân.
- Chỉ mùa xuân đã kết thúc, chuẩn bị đến mùa hè.
Câu 3: Lễ Thanh Minh được nhắc đến trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
- Thường diễn ra vào đầu tháng Hai hàng năm.
- Đây là dịp lễ lớn để tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ và những người thân đã mất, cũng là dịp thắp hương cho những ngôi mộ vô chủ để thể hiện tấm lòng với những người thiệt thòi trong cuộc đời.
- Mùa hạ khí trời trong xanh, mọi người đi tảo mộ, tức đi thăm viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân.
- Mùa xuân khí trời trong xanh, mọi người đi thăm viếng họ hàng.
Câu 4: Bút pháp nghệ thuật nào nổi bất nhất trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
- Ước lệ tượng trưng.
- Sử dụng những chi tiết hoang đường kì ảo.
- Tả thực.
- Nghệ thuật đối.
Câu 5: Hình ảnh con én đưa thoi gợi tả điều gì?
- Bầu trời cao rộng.
- Dấu hiện mùa xuân đến.
- Bước đi vội vàng của mùa xuân.
- Sự yên ắng của cảnh vật.
Câu 6: Khung cảnh đi du xuân được miêu tả trong Cảnh ngày xuân như thế nào?
- Vắng vẻ, tẻ nhạt.
- U ám, nặng nề.
- Yên ắng, vắng vẻ.
- Rộn ràng, huyên náo, sinh động, vui tươi.
Câu 7: Đối tượng nào đi du xuân xuất hiện nhiều nhất được nhắc đến trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
- Trẻ nhỏ.
- Người lớn tuổi.
- Nam thanh, nữ tú.
- Quan lại trong triều.
Câu 8: Nguyễn Du đã miêu tả cảnh lễ hội dưới góc nhìn của ai?
- Góc nhìn đầy chiêm nghiệm của chính nhà thơ.
- Góc nhìn của Kim Trọng.
- Góc nhìn của Vương Quan.
- Góc nhìn của Thúy Vân, Thúy Kiều – hai cô gái “đến tuổi cập kê”.
Câu 9: Những điệp từ “lễ là”, “hội là” có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh sự đông đúc trong lễ du xuân.
- Gợi ấn tượng về sự diễn ra liên tiếp của các lễ hội dân gian, niềm vui tiếp nối niềm vui.
- Nhân mạnh vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên trong lễ du xuân.
- Gợi ấn tượng về sự ồn áo, náo nhiệt.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Tác dụng của những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nho nhỏ”, “nao nao” là gì?
- Diễn tả sự yên ắng và nỗi buồn của cảnh vật, của con người.
- Diễn tả sự cô đơn của Thúy Kiều.
- Diễn tả khung cảnh tiêu điều, xác xơ.
- Diễn tả tâm trạng não nề, chán trường của con người khi lễ hội kết thúc.
Câu 2: Hình ảnh “Nao nao dòng nước uốn quanh” gợi lên điều gì?
- Tâm trạng bình thản của con người khi ngày vui đã kết thúc.
- Dòng chảy chậm rãi của con suối nhỏ.
- Nỗi lưu luyến, tiếc nuối của lòng người khi ngày vui chóng qua.
- Nỗi lo lắng phải đối diện với tương lai.
Câu 3: Cảnh vật lúc hoàng hôn thể hiện ngụ ý gì của Nguyễn Du?
- Là dự báo cho sự gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
- Là ngụ ý về cuộc đời êm đềm, phẳng lặng của Thúy Kiều.
- Là một dự báo, một linh cảm cho đoạn trường mà đời Kiều sắp phải bước qua.
- Là dự báo cho mối tình bền chặt của Thúy Kiều và Kim Trọng.
Câu 4: Đâu là nhận xét chính xác về bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du?
- Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du thường tỉ mỉ, chỉ tiết vào từng sự vật, từng đường nét nhỏ, đến bao quát toàn bộ khung cảnh, tái hiện một cách chân thực sinh động thiên nhiên.
- Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du chủ yếu thuộc bút pháp truyền thống, theo lối vẽ chấm phá, không miêu tả tỉ mỉ mọi chi tiết của sự vật mà chỉ chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất, có ý nghĩa nhất để tập trung bút lực làm nổi bật cái ấy lên.
- Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du thiên về lối phóng đại, khoa trương, là thiên nhiên hùng vĩ, là núi cao thác ghềnh dữ dội.
- Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du thường tập trung vào miêu tả đường nét, màu sắc của cảnh vật, nhưng lại ít có sức gợi chiều sâu tâm trạng của nhân vật trữ tình.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)