Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 2: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Kiều ở lầu Ngưng Bích Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 2: TRUYỆN THƠ NÔM

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(26 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải đặc điểm của lời đối thoại trong tác phẩm văn học?

  1. Là lời các nhân vật trao đổi với nhau trong một cuộc hội thoại.
  2. Thường đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
  3. Thường đặt trong dấu ngoặc kép.
  4. Là những suy nghĩ trong sâu thẳm nội tâm của nhân vật.

 

Câu 2: Lời độc thoại trong tác phẩm văn học có đặc điểm nào sau đây?

  1. Là lời các nhân vật chính trao đổi với nhau trong một cuộc hội thoại.
  2. Là lời nhân vật tự nói với chính mình.
  3. Diễn tả suy nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong nội tâm nhân vật.
  4. Là lời nhân vật tự nói với chính mình hoặc với một người nào đó trong tưởng tượng, diễn tả suy nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong nội tâm nhân vật.

Câu 3: Lời độc thoại và lời đối thoại có tác dụng gì?

  1. Góp phần thể hiện thái độ, tình cảm, đặc điểm tính cách nhân vật.
  2. Góp phần tăng sự kịch tính, lôi cuốn cho tác phẩm.
  3. Góp phần tăng sự phong phú trong cách diễn đạt.
  4. Góp phần tăng dung lượng tác phẩm.

Câu 4: Trong truyện thơ Nôm, lời độc thoại có thể bao hàm lời đói thoại với chính mình thường được thể hiện qua đâu?

  1. Miêu tả ngoại hình nhân vật với bút pháp ước lệ tượng trưng.
  2. Miêu tả thiên nhiên với bút pháp tả cảnh ngụ tình nhằm bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật.
  3. Miêu tả thiên nhiên với việc vận dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
  4. Miêu tả ngoại hình nhân vật với việc vận dụng nhiều điển tích, điển cố.

Câu 5: Dựa vào đâu để có thể xác định chủ đề của một tác phẩm?

  1. Dựa vào dung lượng của tác phẩm.
  2. Dựa vào thời kì sáng tác tác phẩm đó.
  3. Dựa vào các thành tố cơ bản tạo nên nội dung tác phẩm (cốt truyện, chi tiết, nhân vật, sự kiện,…).
  4. Dựa vào thể loại của tác phẩm.

Câu 6: Đề tài có vai trò gì?

  1. Nâng giá trị tác phẩm lên.
  2. Giúp người đọc tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn.
  3. Giúp tác phẩm được nhiều người chú ý hơn.
  4. Là căn cứ để xác định được vấn đề của tác phẩm (chủ đề).

Câu 7: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc phần nào của Truyện Kiều?

  1. Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
  2. Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
  3. Phần thứ ba: Đoàn tụ.
  4. Phần thứ hai: Gia biến và đoàn tụ.

Câu 8: Điển tích Sân Lai được nhắc đến trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có nghĩa là gì?

  1. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.
  2. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Tần thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.
  3. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Tề thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.
  4. Sân nhà cha mẹ, lấy điển tích lão Lai Tử người nước Lỗ thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người con hiếu thảo, tuổi đã cao nhưng vẫn nhảy múa ngoài sân để cho cha mẹ vui.

Câu 9: Từ “khóa xuân” được nhắc đến trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì?

  1. Nói về việc Thúy Kiều bị giam lỏng.
  2. Nói về việc con người đánh mất tuổi thanh xuân.
  3. Nói về việc Thúy Kiều tự giam hãm tuổi xuân của mình.
  4. Nói về sự già đi của con người.

 

Câu 10: Câu thơ “Có khi gốc tử đã vừa người ôm?” có thể hiểu như thế nào?

  1. Thời gian trôi đi, chắc cha mẹ nay đã già.
  2. Cây cối phát triển rất nhanh khiến Thúy Kiều không còn nhận ra.
  3. Sự tàn nhẫn của thời gian với cuộc đời con người.
  4. Sự vô tình của lòng người trước sự thay đổi của vạn vật.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Bút pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?

  1. Tả cảnh ngụ tình.
  2. Hoang đường, kì ảo.
  3. Đối.
  4. Trùng điệp liên hoàn.

Câu 2: Nội dung chính của sáu câu thơ đầu là gì?

  1. Nỗi niềm nhớ mong Kim Trọng của nàng Kiều.
  2. Hoàn cảnh sống và nỗi niềm cô đơn, tội nghiệp của nàng Kiều. 
  3. Hoàn cảnh sống yên bình nhưng tẻ nhạt của Thúy Kiều.
  4. Nỗi niềm thương nhớ cha mẹ của Thúy Kiều.

Câu 3: Chiếc lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chân dung số phận Thúy Kiều?

  1. Là nơi cao sang, xứng với vẻ đẹp và tài năng của nàng Kiều.
  2. Là nơi ẩn chứa nhiều mối đe dọa đến sự an toàn của Thúy Kiều.
  3. Là nơi có thể gọi là bình yên nhất sau nhiều biến cố đã xảy ra.
  4. Là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, nó cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng.

Câu 4: Tình cảnh của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là gì?

  1. Thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
  2. Một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: “bốn bề bát ngát”.
  3. Ấm áp, Thúy Kiều như được an ủi sau nhiều biến cố.
  4. Ngột ngạt, bí bách, chán trường vì xung quanh không có người qua lại.

Câu 5: Động từ “xa trông” trong trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì?

  1. Diễn tả sự mòn mỏi đợi chờ người đến giải thoát cho mình.
  2. Miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh.
  3. Thúy Kiều đang thưởng ngoạn cảnh vật xung quanh.
  4. Diễn tả không gian rộng lớn, hùng vĩ xung quanh căn lầu Ngưng Bích.

Câu 6: Tính từ “bẽ bàng” trong câu thơ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” có ý nghĩa như thế nào?

  1. Gợi lên sự chán chường, tẻ nhạt khi phải ở một nơi hoang vu.
  2. Gợi lên sự cô đơn, lẻ loi trong căn lầu Ngưng Bích cao rộng.
  3. Gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình. 
  4. Gợi lên sự tìm kiếm, mong chờ sẽ nhìn thấy sự xuất hiện của con người.

Câu 7: Từ “tưởng” trong câu “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” có ý nghĩa như thế nào?

  1. Tưởng tượng ra hình ảnh của Kim Trọng trong lần gặp gỡ đầu tiên.
  2. Nhớ lại kỉ niệm tình yêu với Kim Trọng trong tiết Thanh minh.
  3. Tưởng tượng ra hình ảnh cha mẹ nơi quê nhà đang ngày đêm ngóng chờ tin tức của Thúy Kiều.
  4. Nhớ tới mức hình dung ra Kim Trọng đang ở trước mắt trò chuyện với Kiều.

Câu 8: Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu như thế nào?

  1. Bộc lộ nỗi niềm mong ngóng khắc khoải được trở về quê nhà.
  2. Lời khẳng định về tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng.
  3. Tấm lòng son sắt của mình với Kim Trọng đã bị hen ố, đã bị dập vùi nên không biết bao giờ mới gột rửa cho sạch được vết nhơ nhuốc ấy.
  4. Có thể vừa là lời khẳng định về tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng, vừa bộc lộ cả nỗi đau đớn, cùng cực, tủi hổ đến xe tâm can khi tấm lòng son sắt của mình với Kim Trọng đã bị hen ố, đã bị dập vùi nên không biết bao giờ mới gột rửa cho sạch được vết nhơ nhuốc ấy.

Câu 9: Nàng Kiều đã lo lắng điều gì khi nghĩ về cha mẹ?

  1. Lo lắng cho cha mẹ ngày ngày mong ngóng tin tức con khi mà đã tuổi cao sức yếu không biết có ai chăm sóc cho không, hai em có làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của phận làm con hay không.
  2. Lo lắng cha mẹ cô đơn nơi quê nhà.
  3. Lo lắng cha mẹ thiếu thốn, khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
  4. Lo lắng cha mẹ già yếu, sức khỏe không tốt.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải lí do Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước cha mẹ?

  1. Bởi hình ảnh ánh trăng đang bắt đầu nhô lên nơi cửa ải xa xa kia khiến Kiều tức cảnh mà sinh tình, nhớ tới đêm trăng thanh thề nguyền giữa mình với Kim Trọng. 
  2. Kiều lại là một cô gái trẻ, Kim Trọng là mối tình đầu của nàng, mà mối tình đầu của một cô gái bao giờ cũng rất mãnh liệt. 
  3. Kiều đã bán mình chuộc cha và em, giúp gia đình thoát khỏi cơn tai biến thế là coi như Kiều đã tạm làm tròn bổn phận làm con đối với bậc sinh thành.
  4. Vì Kiều thương Kim Trọng, nàng đã bội lại lời đình ước nên cảm thấy có lỗi hơn so với bậc sinh thành.

Câu 2: Điệp ngữ “buồn trông” có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật?

  1. Đây là điệp ngữ liên hoàn và đồng thời cũng là điệp khúc của tâm trạng, thể hiện sự ảm đạm, héo hon của cảnh vật kéo theo tâm trạng con người cũng buồn đau.
  2. Đây là điệp ngữ liên hoàn và đồng thời cũng là điệp khúc của tâm trạng, Kiều buồn nên Kiều mới trông cảnh vật, khác với đoạn trước, Kiều trông mới thấy buồn.
  3. Đây là điệp ngữ liên hoàn và đồng thời cũng là điệp khúc của tâm trạng, thể hiện tình cảnh u buồn, chán nản của Thúy Kiều.
  4. Đây là điệp ngữ liên hoàn và đồng thời cũng là điệp khúc của tâm trạng, thể hiện cái nhìn đầy bi quan về thế giới xung quanh của Thúy Kiều.

Câu 3: Màu xanh xanh trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” tượng trưng cho điều gì?

  1. Biểu trưng cho sự hi vọng, lạc quan vào sự đổi khác của tương lai.
  2. Biểu trưng cho tuổi trẻ, cho thanh xuân của Thúy Kiều.
  3. Biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt.
  4. Biểu trưng cho sức sống, cho sự tưởi đẹp của cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích.

Câu 4: Chi tiết tiếng sóng trong câu thơ “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” có ý nghĩa gì?

  1. Ẩn dụ cho sự hỗn loạn trong tâm trí của Thúy Kiều.
  2. Ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp.
  3. Ẩn dụ cho những thiếu thốn, khó khăn về vật chất sắp ập đến cuộc đời Thúy Kiều.
  4. Ẩn dụ cho sự cô đơn, trống trải trong lòng Thúy Kiều.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay