Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 3: Khám phá kì quan thế giới thác I-goa-du

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 3: Khám phá kì quan thế giới thác I-goa-du. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 2: KHÁM PHÁ KÌ QUAN THẾ GIỚI: THÁC I-GOA-DU

(26 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thác nước I-goa-du nằm ở vùng biên giới giữa hai quốc gia nào?

  1. Bra-xin và Ác-hen-ti-na.
  2. Bra-xin và Trung Quốc.
  3. Nhật Bản và Hàn Quốc.
  4. Thái Lan và Việt Nam.

 

Câu 2: Thác nước I-goa-du được vinh danh là kì quan thiên nhiên thế giới khi nào?

  1. 11/2021.
  2. 11/2011.
  3. 11/2001.
  4. 11/2010.

Câu 3: NOWC là tên viết tắt của tổ chức nào?

  1. Tổ chức Thương mại thế giới.
  2. Tổ chức Bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới.
  3. Tổ chức Y tế thế giới.
  4. Liên hợp quốc.

Câu 4: Thác nước I-goa-du có bao nhiêu ngọn thác?

  1. 275 đến 400 ngọn thác.
  2. 270 đến 400 ngọn thác.
  3. 275 đến 300 ngọn thác.
  4. 225 đến 300 ngọn thác.

Câu 5: Những ngọn thác của I-goa-du được so sánh với điều gì?

  1. Những làn mây trắng buông tỏa từ đỉnh trời.
  2. Những dải lụa trắng buông tỏa từ đỉnh trời.
  3. Những mái tóc buông tỏa từ núi rừng.
  4. Những mái tóc trắng buông tỏa từ đỉnh trời.

Câu 6: Nguyên nhân nào khiến cho lượng nước trong một giây từ đỉnh thác ụp xuống phần lãnh thổ biên thùy hai quốc gia ở chân thác I-goa-du lên đến 450.000 mét khối?

  1. Vì độ cao của thác.
  2. Do sự tác động của con người đến dòng chảy.
  3. Do sự đứt gãy kì vĩ của hiện tượng núi lửa phun trào từ thượng cổ, mảng kiến tạo lục địa được nâng cao rồi trồi sụt với độ dốc lớn.
  4. Do sự đứt gãy kì vĩ của hiện tượng núi lửa phun trào từ thượng cổ tạo khe nứt khiến dòng chảy mạnh hơn.

Câu 7: Vì sao thác I-goa-du được miêu tả là một “kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời”?

  1. Dựa theo truyền thuyết của người Bra-xin.
  2. Từ năm 1876, trong một cuốn sách nổi tiếng, tác giả An-đrơ Rê-bu-ca đã mô tả thác là “kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời”.
  3. Dựa theo một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ác-hen-ti-na.
  4. Vì ngọn thác rất đẹp tự như được Đức Chúa Trời tạo ra.

Câu 8: Từ Việt Nam đến bang biên giới Pa-ra-na (Bra-xin) mất khoảng bao nhiêu giờ bay?

  1. 23 giờ.
  2. 22 giờ.
  3. 21 giờ.
  4. 13 giờ.

Câu 9: Đâu không phải là trải nghiệm có ở thác I-goa-du?

  1. Đi bộ xuyên rừng.
  2. Đi thăm các vườn chim, khu quân tụ muông thú ở phía Bra-xin.
  3. Bay trên trực thăng, ngắm hồ thủy điện I-tai-pu.
  4. Tham quan bảo tàng thực vật.

 

Câu 10: Tài sản chung của hai quốc gia Bra-xin và Pa-ra-goay là gì?

  1. Đập Tam Hiệp.
  2. Rừng nguyên sinh I-tai-pu.
  3. Hồ thủy điện I-tai-pu.
  4. Ngọn thác I-tai-pu.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Cụm từ “thủy, lục, không quân” có ý nghĩa gì?

  1. Những hình thức du lịch được tổ chức để phụ vụ du khách.
  2. Những khu quân sự được bố trí xung quanh thác.
  3. Những đặc điểm về địa chất xung quanh thác.
  4. Những hoạt động quân sự xung quanh thác.

Câu 2: Tên gọi “Họng Quỷ” xuất phát từ đâu?

  1. Từ độ cao của thác.
  2. Từ âm thanh của tiếng nước gầm thét như có muôn vàn con quỷ gào thét.
  3. Từ suy gập ghềnh của thác.
  4. Tự truyền thuyết về loài quỷ được truyền tụng.

Câu 3: Tên địa danh Ga-gan-ta đô Đi-a-bô chiết tự ra nghĩa là gì?

  1. Xứ sở của loài quỷ.
  2. Tiếng gào thét của con quỷ.
  3. Cổ họng của con quỷ.
  4. Miền đất của loài quỷ.

Câu 4: Tác giả chủ yếu sử dụng yếu tố nào trong đoạn văn dưới đây?

Tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét. Có lẽ, ngoài việc giống về hình dáng, cái kì quan huyệt địa / huyệt thuỷ “Họng quỷ” ấy đang phát ra âm thanh cuồng nộ đến mức “chết danh” thành tên gọi. Cuối cùng, sau khi lùi, lấy đà, vào cua, trong hoàng hôn vàng lênh láng như rót mật, tất cả chúng tôi bất ngờ lao thẳng vào các con thác. Nước từ trời cao đổ xuống như ai đó hắt chậu nước lớn vào cái lá tre trôi trên sông, mà chúng tôi chỉ là lũ kiến bò trên lá mục.

  1. Thuyết minh.
  2. Tự sự.
  3. Biểu cảm.
  4. Miêu tả.

Câu 5: Câu văn nào trong đoạn văn dưới đây nêu lên suy nghĩ của tác giả?

Lao vào “Họng quỷ” trở về, phát cuồng lên trước vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã và sức mạnh kinh thiên của mẹ Trái Đất ở khu vực này, ai nấy trong chúng tôi đều ướt lút thút, lạnh căm căm. Cuộc đời không chỉ là dấu cộng của những hơi thở suốt dọc dài kiếp sống, mà quan trọng hơn, nó còn là những giây phút mà thiên nhiên lộng lẫy và con người tử tế đã khiến bạn phải nín thở rưng rưng. Một đoạn đời khiến mình nín thở thật tuyệt vời!

  1. Cuộc đời không chỉ là dấu cộng của những hơi thở suốt dọc dài kiếp sống, mà quan trọng hơn, nó còn là những giây phút mà thiên nhiên lộng lẫy và con người tử tế đã khiến bạn phải nín thở rưng rưng.
  2. Một đoạn đời khiến mình nín thở thật tuyệt vời!
  3. Lao vào “Họng quỷ” trở về, phát cuồng lên trước vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã và sức mạnh kinh thiên của mẹ Trái Đất ở khu vực này, ai nấy trong chúng tôi đều ướt lút thút, lạnh căm căm.
  4. Cuộc đời không chỉ là dấu cộng của những hơi thở suốt dọc dài kiếp sống, mà quan trọng hơn, nó còn là những giây phút mà thiên nhiên lộng lẫy và con người tử tế đã khiến bạn phải nín thở rưng rưng. Một đoạn đời khiến mình nín thở thật tuyệt vời!

Câu 6: Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Con quỷ “há mồm” như ngậm nước, như phun nước, với đường kính cổ họng của nó đã được đo đạc và công bố trong hồ sơ kì quan thiên nhiên thế giới: cao 82 mét, rộng 150 mét, dài 700 mét.

  1. Nhân hóa.
  2. Hoán dụ.
  3. Liệt kê.
  4. Điệp.

Câu 7: Mục đích của văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du?

  1. Miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thác I-goa-du.
  2. Giới thiệu vẻ đẹp hùng vĩ và những trải nghiệm thú vị, độc đáo của người viết ở thác I-goa-du.
  3. Nêu những thông tin về trải nghiệm du lịch ở thác I-goa-du.
  4. Nêu cách thức để tham quan thác I-goa-du.

Câu 8: Điểm đến thu hút khách du lịch ở thác I-goa-du là gì?

  1. Đập thủy điện.
  2. Họng Quỷ.
  3. Khu quần tụ muông thú.
  4. Hồ thủy điện.

Câu 9: Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản có tác dụng gì?

  1. Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho văn bản.
  2. Giúp văn bản thêm phong phú về mặt diễn đạt.
  3. Bổ sung thông tin và khơi gợi cảm xúc của người đọc.
  4. Giúp bài viết tiếp cận với nhiều người đọc hơn.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Cách đặt tên các đề mục trong văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du có tác dụng gì?

  1. Bao quát nội dung của từng phần và tăng tính lôi cuốn, kích thích sự tò mò của độc giả.
  2. Để bài viết thêm thú vị.
  3. Tăng sức thuyết phục cho luận điểm trong bài viết.
  4. Tăng tính khách quan cho bài viết.

Câu 2: Theo tác giả, trải nghiệm đi xuống Họng Quỷ đã đem đến cảm giác gì?

  1. Nhàm chán, tẻ nhạt, không để lại ấn tượng.
  2. Bí ẩn, lôi cuốn nhưng có phần đáng sợ.
  3. Thú vị, lôi cuốn, không thể rời mắt.
  4. Dữ dội, có phần mạo hiểm nhưng lại đáng nhớ suốt đời.

Câu 3: Đâu là giá trị của thác I-goa-du được nhắc đến trong văn bản?

  1. Hội họa.
  2. Văn học.
  3. Lịch sử.
  4. Du lịch và cảnh quan.

Câu 4: Những con số xuất hiện trong văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du có tác dụng gì?

  1. Làm đa dạng thông tin được nhắc đến trong văn bản.
  2. Gợi ấn tượng về vẻ đẹp hùng vĩ, to lớn, hoang dã và sức mạnh “kinh thiên” của con thác.
  3. Chứng tỏ sự hiểu biết chi tiết của người viết về đối tượng trong văn bản.
  4. Tăng tính học thuật cho văn bản.

Câu 5: Đâu không phải đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du?

  1. Nội dung nêu lên vẻ đẹp và giá trị của thác I-goa-du.
  2. Trình bày theo các phân loại đối tượng.
  3. Nhan đề nêu tên địa danh thác I-goa-du.
  4. Sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc trong văn bản.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay