Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 01
Câu 1: Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" có mối quan hệ như thế nào với ông Sáu?
A. Bạn bè.
B. Cha con.
C. Ông cháu.
D. Hàng xóm.
Câu 2: Chiếc lược ngà trong truyện ngắn có ý nghĩa gì?
A. Kỉ vật tình yêu.
B. Biểu tượng của tình cha con.
C. Vật dụng hàng ngày.
D. Phần thưởng chiến công.
Câu 3: Chi tiết ông lão lo lắng cho đàn vật của mình thể hiện điều gì?
A. Ông lão yêu động vật hơn chính mình.
B. Ông lão tiếc của.
C. Ông lão bất lực trước chiến tranh.
D. Ông lão không quan tâm đến chiến tranh.
Câu 4: Ai là người tặng chiếc lược ngà cho bé Thu?
A. Má bé Thu.
B. Ông Sáu.
C. Người thợ làm lược.
D. Chú Ba.
Câu 5: Chiếc lá cuối cùng tượng trưng cho điều gì?
A. Hy vọng và nghị lực sống.
B. Sự tuyệt vọng.
C. Tình bạn giữa Giôn-xi và Xiu.
D. Nghệ thuật chân chính.
Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
A. Là lời nói của nhân vật.
B. Là ý nghĩ của nhân vật.
C. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
D. Chỉ là một câu văn trần thuật.
Câu 7: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?
A. Diễn đạt lại nội dung sao cho sáng tạo và hay hơn.
B. Diễn đạt lại nôi dung chính xác, không thay đổi bất kì từ ngữ nào.
C. Diễn đạt lại nội dung sao cho thích hợp, đảm bảo trung thành với ý được dẫn trong văn bản gốc.
D. Diễn đạt lại nội dung cho sắc sảo, chặt chẽ hơn.
Câu 8: Đâu là xuất xứ của truyện ngắn Làng?
A. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
B. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Mỹ và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1968.
C. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1945.
D. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1947.
Câu 9: Chiếc cầu được nhắc đến ở nhan đề Ông lão bên chiếc cầu là địa điểm nào?
A. Là một cây cầu nổi tiếng ở Mỹ.
B. Một cây cầu phà bắc qua sông ở Tây Ban Nha.
C. Cây cầu ở thị trấn Xan Các-lốt.
D. Địa danh lịch sử của Tây Ban Nha.
Câu 10: Khi gặp ông Sáu, bé Thu có đặc điểm như thế nào?
A. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
B. Tóc dài ngang lưng, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
C. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông vàng, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
D. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây ổi trước sân nhà.
Câu 11: Vì sao khi nhìn bé Thu không chịu gọi mình là ba, ông Sáu chỉ khẽ lắc đầu cười?
A. Vì ông quá khổ tâm đến nỗi không khóc được, đành phải cười vậy thôi.
B. Vì ông thấy bé Thu còn quá nhỏ để hiểu chuyện.
C. Vì ông thấy vui khi gặp lại con.
D. Vì ông bất lực trước những hành động của bé Thu.
Câu 12: Vì sao Giôn-xi không nhận ra chiếc lá thường xuân trên bức tường được vẽ chứ không phải chiếc lá thật?
A. Bởi đó là một kiệt tác nghệ thuật, chiếc lá được vẽ đẹp như thật.
B. Bởi năng lực quan sát của Giông-xi đã kém đi sau khi bị bệnh nặng.
C. Bởi đó là bức tranh được sáng tác với một lòng yêu thương con người tha thiết, và bằng cả mơ ước của một đời vẽ tranh mà cụ Bơ – men luôn ước mong.
D. Bởi đó là một kiệt tác nghệ thuật, chiếc lá được vẽ đẹp như thật, được sáng tác với một lòng yêu thương con người tha thiết, và bằng cả mơ ước của một đời vẽ tranh mà cụ Bơ – men luôn ước mong.
Câu 13: Trong những câu dưới đây, đâu là câu ghép?
A. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại.
B. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách.
C. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
D. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
Câu 14: Các vế của câu ghép dưới đây được liên kết bằng gì?
Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.
A. Cặp đại từ.
B. Cặp kết từ.
C. Đại từ.
D. Phó từ.
Câu 15: Vấn đề nghị luận trong văn bản Bàn về đọc sách là gì?
A. Phương pháp đọc sách hiệu quả.
B. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của sách.
C. Việc đọc sách đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy và nâng cao học vấn. Tuy nhiên, việc đọc sách cũng đối mặt với những khó khăn và đòi hỏi phải có phương pháp đọc hiệu quả.
D. Tầm quan trọng của việc đọc sách đúng cách.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................