Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 03
Câu 1: Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết trong thời kỳ nào?
A. Kháng chiến chống Pháp.
B. Kháng chiến chống Mỹ.
C. Trước Cách mạng tháng Tám.
D. Sau đổi mới.
Câu 2: Truyện ngắn “Ông lão bên chiếc cầu” giúp ta rút ra bài học gì về chiến tranh?
A. Chiến tranh luôn mang đến sự mất mát và đau thương.
B. Con người luôn phải mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh.
C. Không nên tin tưởng vào người lạ trong chiến tranh.
D. Chiến tranh không ảnh hưởng đến người già.
Câu 3: Truyện Chiếc lược ngà gửi gắm thông điệp gì về tình cảm gia đình?
A. Tình cha con thiêng liêng và không thể chia cắt.
B. Gia đình không quan trọng trong thời chiến.
C. Chỉ có mẹ mới yêu thương con cái.
D. Tình cảm gia đình dễ bị lãng quên.
Câu 4: Điểm khác biệt cơ bản giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì?
A. Cách dẫn trực tiếp giữ nguyên lời nói gốc, còn cách dẫn gián tiếp biến đổi phù hợp với ngữ cảnh.
B. Cách dẫn trực tiếp luôn đặt trong ngoặc kép, còn cách dẫn gián tiếp không cần.
C. Cách dẫn trực tiếp luôn sử dụng dấu hai chấm, còn cách dẫn gián tiếp thì không.
D. Cách dẫn gián tiếp luôn đi kèm với trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 5: Chuyển câu sau từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao," bạn Lan nói.
A. Bạn Lan nói rằng bạn ấy sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao.
B. Bạn Lan nói: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao."
C. Bạn Lan nói cô ấy sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao.
D. Bạn Lan nói rằng: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt điểm cao".
Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay ý nghĩa của nhân vật?
Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...".
A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
C. Là ý nghĩ của nhân vật.
D. Là lời nói của nhân vật.
Câu 7: Đâu là lời dẫn trực tiếp trong những câu văn dưới đây?
A. “Tao thật ghét phải để mày lại môt mình”, cậu nhóc nói, ve vuốt cái lưng con mèo mun to đùng, mập ú.
B. Cậu chủ quả là tốt bụng, con mèo nghĩ, miệng đầy những mảnh vụn.
C. Ý ta là gì ấy nhỉ, một cậu nhóc tốt bụng thôi ư? Cậu chủ phải là xin nhất ấy chứ? Nó tự đính chính khi nuốt thức ăn.
D. Nó có thể tượng tượng ra trên boong một con tàu viễn dương khổng lồ đang chạy xuyên qua những lớp sóng.
Câu 8: Tin cải chính là gì?
A. Tin tức được chữa lại, sửa lại cho đúng sự thật.
B. Tin tức được xác minh là tin chuẩn, đúng sự thật.
C. Tin đồn thất thiệt, sai sự thật.
D. Tin tức không đáng tin cậy, mập mờ, gây hiểu nhầm.
Câu 9: Tình huống truyện trong văn bản Làng là gì?
A. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe về làng mình, thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo Tây từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
B. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vậy mà ông phải tản cư sang nơi khác, phải rời bỏ làng.
C. Ông Hai trong truyện là người dân tản cư nhưng có mâu thuẫn với dân bản địa.
D. Ông Hai trong truyện là người dân ở làng Chợ Dầu nhưng đã lên đường đi chiến đấu, rời xa làng quê ông ngày đêm mong nhớ.
Câu 10: Vì sao mọi người cần phải rời khỏi thị trấn Xan Các-lốt?
A. Vì máy bay địch sắp tấn công.
B. Vì pháo binh của địch.
C. Vì địch sắp mở đợt tấn công mới bằng đường thủy.
D. Vì để xây dựng căn cứ quân sự ở thị trấn Xan Các-lốt.
Câu 11: Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.
C. So sánh.
D. Hoán dụ.
Câu 12: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?
A. Xúc động, nghẹn ngào.
B. Đau đớn đến tột cùng.
C. Sung sướng đến khó tả.
D. Giận dữ, phẫn uất.
Câu 13: Bức tranh chiếc lá thường xuân của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào?
A. Là một bức vẽ rất đẹp từ một người họa sĩ già.
B. Không chỉ là một bức tranh đẹp, mà còn là tấm lòng đẹp , câu chuyện đẹp và cụ đã để lại cho cuộc đời.
C. Là một bức vẽ có nhiều giá trị kinh tế.
D. Là một bức vẽ xuất phát từ cảm hứng, tình yêu thiên nhiên của cụ Bơ-men.
Câu 14: Các vế của câu ghép dưới đây được liên kết bằng gì?
Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
A. Kết từ.
B. Phó từ.
C. Đại từ.
D. Cặp kết từ.
Câu 15: Đâu là câu ghép chính phụ trong những câu văn sau?
A. Nếu như không có toán học thì chắc chắn một xưởng may sẽ không bao giờ có thể ra đời.
B. Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
C. Nền dân chủ của nước Nga lúc này đây đang cùng với nền khoa học chính xác đi tới một cuộc sống mới.
D. Trong khi đó, khoa học thực nghiệm lại được phát triển trên mảnh đất màu mỡ của kinh nghiệm, tri thức thông qua những quan sát rất tỉ mỉ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................