Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 04
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện Ông lão bên chiếc cầu là ai?
A. Một người lính.
B. Một ông lão chăn nuôi.
C. Một nhà báo.
D. Một người du mục.
Câu 2: Vì sao bé Thu không nhận cha khi ông Sáu trở về?
A. Vì bé không nhớ cha.
B. Vì bé ghét cha.
C. Vì vết sẹo trên mặt ông Sáu không giống với hình ảnh cha trong trí nhớ.
D. Vì mẹ bé ngăn cản.
Câu 3: Họa sĩ nào đã vẽ chiếc lá cuối cùng trên tường?
A. Bơ-men.
B. Giôn-xi.
C. Xiu.
D. Một họa sĩ vô danh.
Câu 4: Theo Chu Quang Tiềm, đọc sách cần có phương pháp gì?
A. Đọc nhiều sách.
B. Đọc sách có chọn lọc và suy ngẫm.
C. Đọc thật nhanh.
D. Đọc theo sở thích.
Câu 5: Qua nhân vật ông Hai, tác giả Kim Lân muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước
B. Phải luôn tự hào về quê hương dù trong hoàn cảnh nào
C. Cần suy xét kỹ trước khi tin vào tin đồn
D. Người nông dân luôn bảo thủ
Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".
A. Lời dẫn trực tiếp.
B. Lời dẫn gián tiếp.
C. Lời dẫn nửa trực tiếp.
D. Vừa là lời dẫn trực tiếp, vừa là lời dẫn gián tiếp.
Câu 7: Đâu không phải là lời dẫn trực tiếp trong các câu dưới đây?
A. “Và hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay,” Kengah hổn hển nói, nhìn thẳng vào mắt con mèo.
B. Con mèo già yên lặng lắng nghe, rồi nó vừa ngẫm nghĩ về vấn đề vừa giật giật sợi ria dài.
C. "Sao chúng ta không tới gặp ngài giáo sô, ngài Einstein ấy. Ngài bít hết mọi thứ trên đời mà," Secretario đề nghị.
D. “Tôi không còn thời gian nữa rồi. Hãy hứa với tôi anh sẽ không ăn quả trứng!” Kengah mở mắt, thều thào.
Câu 8: Nội dung chính của văn bản Làng là gì?
A. Tình yêu làng sâu sắc, thắm thiết thể hiện qua những kí ức của ông Hai về làng Chợ Dầu.
B. Nỗi nhớ quê hương xứ sở của ông Hai.
C. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng mình đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”.
D. Tình yêu làng, yêu nước cháy bỏng của những người dân tản cư từ làng Chợ Dầu.
Câu 9: Chi tiết ông Hai tâm sự với đứa con có ý nghĩa như thế nào?
A. Vì tâm sự với một đứa trẻ sẽ khiến ông nhẹ lòng hơn.
B. Khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con tình cảm với làng, với kháng chiến, với cụ Hồ, đó cũng là tấm lòng thuỷ chung “trước sau như một” với cách mạng của ông.
C. Thể hiện sự bất lực tột cùng của ông Hai khi không biết tâm sự cùng ai.
D. Khơi gợi cảm xúc của người đọc, khắc sâu nỗi đau của ông Hai.
Câu 10: Chủ đề nào xuất hiện nhiều lần trong cuộc đối thoại giữa ông lão và nhân vật “tôi”?
A. Việc ông chăm sóc những con vật trong thị trấn.
B. Việc ông chỉ sống một mình.
C. Việc ông rất yêu quê hương của mình.
D. Việc ông lo lắng tình hình chính trị bất ổn.
Câu 11: Phản ứng của bé Thu khi gặp lại ông Sáu là gì?
A. Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên.
B. Mừng rỡ, hớn hở.
C. Ngỡ ngàng, hoang mang.
D. Sợ hãi, không thốt nên lời.
Câu 12: Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?
A. Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con.
B. Yêu thương, mong nhớ con đến da diết.
C. Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con.
D. Sợ không đủ thời gian ở bên con vì chỉ được nghỉ phép ba hôm.
Câu 13: Câu chuyện Chiếc lá cuối cùng đã đem đến cho chúng ta bài học gì?
A. Bài học về niềm tin vào nghệ thuật chân chính.
B. Bài học sâu sắc về nghị lực sống và sự mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh của con người.
C. Bài học về việc nuôi dưỡng niềm đam mê, hết mình nỗ lực để thực hiện nó.
D. Bài học về tình bạn, tình cảm gia đình và tình yêu thương.
Câu 14: Trong những câu dưới đây, đâu là câu đơn?
A. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
B. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói sách đánh dấu những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
C. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó, những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển.
D. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách.
Câu 15: Câu văn dưới đây thuộc loại câu nào?
Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất), đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về…
A. Câu đơn.
B. Câu ghép đẳng lập.
C. Câu ghép chính phụ.
D. Vừa là câu ghép đẳng lập, vừa là câu ghép chính phụ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................