Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

TRẮC NGHIỆM NGỮ  VĂN 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Luận điểm chính mà bài phân tích Khóc Dương Khuê đưa ra là gì?

A. Tình bạn chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn

B. Tình bạn vẫn tỏa sáng bất chấp sự thay đổi của hoàn cảnh và thời thế

C. Tình bạn không quan trọng bằng tình yêu

D. Tình bạn chỉ hiện hữu trong thơ ca

Câu 2: Tại sao nên hạn chế việc trích dẫn nguyên văn?

A. Vì nó làm bài viết dài thêm

B. Vì nó cho thấy thiếu kỹ năng tổng hợp và diễn giải

C. Vì nó không được phép trong nghiên cứu khoa học

D. Vì nó làm giảm giá trị bài viết

Câu 3: Trong truyện Làng, tình huống nào làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của ông Hai. 

A. Khi ông được tin thắng trận. 

B. Khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lập tế.

C. Khi ông gặp người quen. 

D. Khi ông đọc báo ở phòng thông tin. 

Câu 4: Dựa trên phần giới thiệu về vở kịch "Kim tiền", em hãy cho biết Trần Thiết Chung ban đầu là người như thế nào?

A. Một nhà tu hành giàu có

B. Một chính trị gia nổi tiếng

C. Một văn sĩ sống thanh bần

D. Một thương gia thành đạt

Câu 5: Cuốn sách nào của Murakami được xem là một trong 10 tác phẩm văn học dịch có ảnh hưởng sâu rộng nhất tại Nhật Bản trong thế kỷ XX?

A. Xứ sở kỳ diệu lạnh lùng và nơi tận cùng của thế giới

B. Lắng nghe gió hát

C. Săn cừu hoang

D. Rừng Nauy

Câu 6: Dựa vào phần giới thiệu nội dung về vở kịch “Kim tiền”, em hãy cho biết, sau khi có nhiều tiền, Trần Thiết Chung đã làm gì?

A. Giúp đỡ người nghèo. 

B. Khai thác mỏ, xây biệt thự, lấy thêm vợ. 

C. Đầu tư vào giáo dục. 

D. Quay lại với nghề văn.

Câu 7: Trong bài Người thứ bảy, sau bao nhiêu năm nhân vật tôi mới trở lại quê nhà?

A. Sau 20 năm. 

B. Sau 30 năm. 

C. Sau 40 năm. 

D. Sau 50 năm.

Câu 8: Dựa vào nội dung giới thiệu vở kịch “Ham-lét”, em hãy cho biết, ai là người yêu của Ham-lét?

A. Ô-phê-li-a.

B. Hoàng hậu.

C. Một công chúa nước khác.

D. Không được đề cập.

Câu 9: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?

A. Buồn trông.

B. Chân mây.

C. Nội cỏ.

D. Rầu rầu.

Câu 10: Trong văn bản, điều gì được xem là biểu tượng của sự đồng nhất giữa Vũ Nương và chồng?

A. Lời thề.

B. Đứa con. 

C. Cái bóng. 

D. Lời hứa.

Câu 11: Trong lần gặp gỡ cuối cùng với Dương Khuê, cảm xúc chính của Nguyễn Khuyến là gì?

A. Buồn bã. 

B. Tức giận. 

C. Mừng vui.

D. Hờ hững. 

Câu 12: Khi trích dẫn, điều nào sau đây không nên sử dụng kèm theo tên tác giả?

A. Năm xuất bản. 

B. Tên của bài viết. 

C. Học vị. 

D. Tên tạp chí. 

Câu 13: Trong bài Về truyện Làng của Kim Lân, tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin dữ được miêu tả như thế nào? 

A. Vui vẻ, phấn chấn. 

B. Bình thản, không có gì thay đổi. 

C. Đau đớn, tủi hổ, sợ sệt. 

D. Tò mò, muốn tìm hiểu thêm. 

Câu 14: Trong bài Người thứ bảy, khi trở lại bờ biển sau nhiều năm, nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào? 

A Vẫn còn sợ hãi. 

B. Buồn bã và hối hận. 

C. Cảm thấy may mắn vì nỗi sợ hãi đã biến mất. 

D. Tức giận với biển cả.

Câu 15: Vở kịch “Ham-lét” thuộc thể loại nào?

A. Hài kịch.

B. Bi kịch.

C. Chính kịch.

D. Lãng mạn.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay