Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Nội dung chính của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?
A. Tình cảm yêu nước của nhân dân ta.
B. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyết tâm bảo vệ đất nước.
C. Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên nước Nam.
D. Nêu lên sự thống khổ của nhân dân dưới ách đô hộ.
Câu 2: Bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" thể hiện điều gì?
A. Khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần sau chiến thắng.
B. Nỗi buồn của người lính sau chiến tranh.
C. Cảnh đẹp của kinh thành Thăng Long.
D. Tình cảm gia đình của nhà vua.
Câu 3: Câu thơ "Xã tắc từ nay vững bền thay" có ý nghĩa gì?
A. Đất nước từ nay sẽ hòa bình, thịnh trị.
B. Đất nước từ nay sẽ có nhiều giặc ngoại xâm.
C. Đất nước từ nay sẽ nghèo đói.
D. Đất nước từ nay sẽ bị chia cắt.
Câu 4: Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" thể hiện tâm trạng gì?
A. Niềm vui của người vợ khi chồng trở về.
B. Nỗi cô đơn, buồn tủi của người vợ chờ chồng đi chinh chiến.
C. Nỗi nhớ nhung của người chồng nơi chiến trường.
D. Sự oán hận của người vợ đối với chiến tranh.
Câu 5: Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
A. Vì bài thơ khẳng định nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ nước Nam.
B. Vì bài thơ thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân.
C. Vì bài thơ thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân nước Nam.
D. Vì bài thơ khẳng định sự chính nghĩa của nước Nam.
Câu 6: Chữ Nôm có vai trò như thế nào?
A. Bảo tồn nhiều dữ liệu lịch sử của dân tộc.
B. Bảo tồn được nhiều chứng tích của tiếng Việt cổ xưa.
C. Bảo tồn nhiều nét văn hóa cổ xưa của người Việt.
D.Bảo tồn được nhiều kinh nghiệm quý giá của ông cha.
Câu 7: Những nỗ lực cải tiến chữ quốc ngữ trong nhiều thập kỉ qua có mang lại thay đổi nào hay không?
A. Chưa mang lại kết quả nào.
B. Có thay đổi nhưng không đáng kể.
C. Thay đổi toàn bộ tiếng Việt.
D. Có nhiều thay đổi tích cực, thuận tiện hơn cho người học.
Câu 8: Bài thơ Sông núi nước Nam ghi lại sự kiện nào trong lịch sử?
A. Năm 979, hai cha con Đinh Bộ Lĩnh – Đinh Liễn bị ám sát.
B. Lê Đại Hành năm 981 trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đã được hai vị thần sông Như Nguyệt phù trọ, ngâm bài thơ giữa không trung khiến quân giặc tan vỡ.
C. Lê Hoàn lên ngôi, xưng Hoàng đế năm 980, lập ra nhà tiền Lê.
D. Mùa thu năm 980, lợi dụng tình hình nước ta có khó khăn, nhà Tống một mặt điều động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo cầm đầu kéo vào xâm lược nước ta, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư sang đe dọa.
Câu 9: Âm điệu nổi bật của thể thơ song thất lục bát là gì?
A. Âm điệu nhẹ nhàng, du dương, ngọt ngào.
B. Âm điều trầm hùng, hào sảng.
C. Âm điệu réo rắt, sôi nổi, tràn đầy tươi vui.
D. Âm điệu buồn thương triền miên, thích hợp để ngâm ngợi.
Câu 10: Những từ ngữ “đoạt sáo”, “cầm Hồ” diễn tả điều gì?
A. Thể hiện chiến lược, sách lược đánh giặc của quân đội nhà Trần.
B. Thể hiện các chiến công ở Chương Dương và Hàm Tử một cách khái quát.
C. Là tên những trận đánh ác liệt của quân đội nhà Trần với quân Nguyên Mông.
D. Tên địa điểm diễn ra những trận đánh ác liệt của quân đội nhà Trần với quân Nguyên Mông.
Câu 11: Địa danh Non Yên được nhắc đến trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?
A. Là một địa danh xảy ra chiến tranh ác liệt.
B. Là một địa danh nổi tiếng ở Việt Nam.
C. Là một địa danh nổi tiếng ở quê hương nhà thơ.
D. Là Yên Nhiên, một ngọn núi ngoài biên ải phía bắc Trung Quốc.
Câu 12: Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:
Non Yên dầu chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
A. Là một ngọn núi ở phía Bắc Việt Nam.
B. Là tứ núi Yên Nhiên ở vùng ngoại Mông, gắn với việc Đậu Hiến thời Hậu Hán đuổi giặc Thiều Vu lên núi Yên Nhiên liền khắc đá ghi công ở đó rồi trở về.
C. Là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc gắn với công cuộc mở mang bờ cõi của Đại Thanh.
D. Là ngọn núi nơi Khổng Tử thường đến ngắm cảnh.
Câu 13: Lễ Thanh Minh được nhắc đến trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
A. Thường diễn ra vào đầu tháng Hai hàng năm.
B. Đây là dịp lễ lớn để tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ và những người thân đã mất, cũng là dịp thắp hương cho những ngôi mộ vô chủ để thể hiện tấm lòng với những người thiệt thòi trong cuộc đời.
C. Mùa hạ khí trời trong xanh, mọi người đi tảo mộ, tức đi thăm viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân.
D. Mùa xuân khí trời trong xanh, mọi người đi thăm viếng họ hàng.
Câu 14: Cảnh đánh cướp của Lục Vân Tiên được mô tả qua cặp câu lục bát nào dưới đây?
A. Vân Tiên mặt đỏ phừng phừng
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?
B. Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
C. Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
D. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Câu 15: Động từ “xa trông” trong trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì?
A. Diễn tả sự mòn mỏi đợi chờ người đến giải thoát cho mình.
B. Miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh.
C. Thúy Kiều đang thưởng ngoạn cảnh vật xung quanh.
D. Diễn tả không gian rộng lớn, hùng vĩ xung quanh căn lầu Ngưng Bích.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................