Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Trong câu "Cuốn sách mà anh cho tôi mượn rất hay", phần "mà anh cho tôi mượn" mở rộng:
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Bổ ngữ.
D. Trạng ngữ.
Câu 2: Trong truyện Vụ cải trang bất thành, tại sao Ên-giô muốn cử hành hôn lễ khi cha dượng của Me-ri đi vắng?
A. Vì muốn tiết kiệm chi phí.
B. Vì cha dượng không ủng hộ mối quan hệ này.
C. Vì muốn tạo bất ngờ cho cha dượng.
D. Vì Me-ri yêu cầu như vậy.
Câu 3: Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?
A. Hương cây – Bếp lửa.
B. Đầu súng trăng treo.
C.Thơ điên.
D. Khối tình con.
Câu 4: Đề tài chính trong thơ Anh Thơ là gì?
A. Miêu tả sự nhộn nhịp, sầm uất của đô thị.
B. Khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng.
C. Ghi lại cảnh sắc biển cả vào bình minh và hoàng hôn.
D. Phác họa những hình ảnh bình dị, thân thuộc của làng quê.
Câu 5: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
A. Làm muối.
B. Đóng thuyền đi biển.
C. Đánh cá biển.
D. Cả ba nghề trên.
Câu 6: Câu văn nào khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?
A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
B. Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
D. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
Câu 7: Câu chuyện dâng dế chọi phản ánh điều gì về giai cấp thống trị?
A. Sự công bằng và nhân đạo của giai cấp thống trị.
B. Sự tàn bạo và sa đọa của giai cấp thống trị.
C. Sự quan tâm đến dân chúng của giai cấp thống trị.
D. Sự cái cách xã hội của giai cấp thống trị.
Câu 8: Trong câu "Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ chúng tôi trong lần khởi nghiệp này", sự ủng hộ hướng vào đối tượng nào?
A. Quý vị.
B. Chúng tôi – người khởi nghiệp.
C. Dự án.
D. Việc triển khai.
Câu 9: Qua việc phân tích lá thư của ông Uynh-đa-banh trong bài Vụ cải trang bất thành, Hôm đã thể hiện năng lực nào?
A. Quan sát và suy luận logic.
B. Kết nối và tổng hợp thông tin.
C. Quan sát, kết nối và tổng hợp thông tin, suy luận logic.
D. Khả năng viết lách và phân tích văn bản.
Câu 10: Từ “nhóm” nào sau đâu được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
B. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
C. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
D. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.
Câu 11: Bức tranh tổng thể của “Chiều xuân” được miêu tả như thế nào?
A. Náo nhiệt và sôi động.
B. Ẩm đạm và u buồn.
C. Thanh bình, tươi đẹp.
D. Rực rỡ và trành đầy sức sống.
Câu 12: Cuối bài thơ Nhật ký đô thị hoá, ngôi nhà của mẹ được ví như gì?
A. Ngọn nến mùa thu.
B. Chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên.
C. Chiếc bánh không nhân.
D. Đôi chân của cò.
Câu 13: Câu thơ nào miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?
A. Khi trời trong, gió nhe, sớm mai hồn/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
C. Dân chài lưới là da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Câu 14: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:
Điệp vần là biện pháp tu từ ……… những âm tiết có ……… giống nhau nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.
A. Lặp lại, âm đầu.
B. Lặp lại, âm cuối.
C. Lặp lại, phần vần.
D. Âm đầu, phần vần.
Câu 15: Theo nhà văn Tô Hoài, người Hà Nội gốc là ai?
A. Người từ các tỉnh đến định cư.
B. Người sống ở Hà Nội đến 10 đời.
C. Những người đánh cá ở sông Tô Lịch.
D. Những người buôn bán ở 36 phố phường.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................