Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT(PHẦN 3)

Câu 1: Trong hô hấp hiếu khí, 1 phân tử axetyl coenzim A đi qua chu trình Crep, sẽ bị tạo ra

  1. 2CO2, 2ATP, 2FADH2, 6NADH
  2. 1CO2, 2ATP, 2FADH2, 6NADH
  3. 3CO2, 1ATP, 1FADH2, 3NADH.
  4. 2CO2, 1ATP, 1FADH2, 3NADH

Câu 2: Vì sao nói clorophy là nhóm sắc tố chính ?

  1. Nó có thể hấp thụ ánh sáng ở vùng có bước sóng ngắn và tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  2. Nó truyền năng lượng thu được cho carôtenôit và tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  3. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  4. Nó hấp thụ được ánh sáng ở tất cả các bước sóng thuộc vùng nhìn thấy

Câu 3: Nếu mầm bệnh xâm nhập cơ thể qua không khí và giọt bắn đi vào hệ hô hấp, hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh như thế nào ?

  1. Hệ hô hấp tiết ra enzyme lysosome tiêu diệt mầm bệnh
  2. Lớp dịch nhảy trong khí quản, phế quản giữa bụi và mầm bệnh, sau đó các lông nhỏ đẩy dịch nhảy lên hầu, vào thực quản và dạ dày
  3. pH trong khí quản và phế quản thấp, ức chế sự phát triển của mầm bệnh
  4. Lớp sừng và lớp biểu bì chết trong khoang mũi ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh

Câu 4: Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào

  1. A. Vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được
  2. Vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa
  3. Vì thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao
  4. Vì tiêu hóa ngoại bào tạo thành các chất đinh dưỡng quá nhỏ, túi tiêu hóa không hấp thụ được

Câu 5: Điểm khác nhau của hệ tuần hoàn giữa người và cá là:

  1. Ở cá, máu được oxy hóa khi đi qua mao mạch mang
  2. Người có hai vòng tuần hoàn, cá có một vòng tuần hoàn
  3. Người có hệ tuần hoàn kín, cá hệ tuần hoàn hở
  4. Các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất

Câu 6: Những mạch có trong cơ thể của thực vật là?

  1. Mạch gỗ và mạch thân
  2. Mạch gỗ và mạch dây
  3. Mạch rây và mạch nước
  4. Mạch nước và mạch khoáng

Câu 7: Pha sáng diễn ra ở đâu?

  1. Trên màng nhân
  2. Trên màng Thylakoid
  3. Trên màng của lá cây
  4. Ở rễ của cây

Câu 8: Hai con đường hô hấp hiếu khí và lên men chung giai đoạn nào?

     A .Đường phân

     B.Methyl hóa

     C.Chu trình Krebs

     D.Oxy hóa pyruvate

Câu 9: Phản ứng của quá trình đường phân có thể viết như thế nào?

     A.Glucose + 3NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 3NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q

     B.Glucose + 4NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 2NADH + 4ATP + 2H+ + 2H2O + Q

     C.Glucose + 2NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 2NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q

     D.Glucose + 4NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 4NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q

Câu 10: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu?

  1. Chất nền của lục lạp
  2. Ty thể
  3. Nhân con
  4. Không bào

Câu 11: Cân bằng nội môi là?

  1. Trạng thái cân bằng tĩnh, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một giá trị nhất định
  2. Trạng thái cân bằng động, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một giá trị nhất định
  3. Trạng thái cân bằng tĩnh, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh nhiều giá trị
  4. Trạng thái cân bằng động, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh nhiều giá trị

Câu 12: Trao đổi khí ở phổi thực chất là?

  1. Sự hô hấp ngoài
  2. Sự hô hấp trong
  3. Quá trình hô hấp nội bào
  4. Quá trình thải khí độc

Câu 13: Dị ứng là gì?

  1. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên thể định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)
  2. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên)
  3. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng thể nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)
  4. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên)

Câu 14: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  1. Tuyến nước bọt.
  2. Khoang miệng.
  3. Dạ dày
  4. Thực quản

Câu 15: Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng?

     A.(0 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

     B.(-5oC) - (5 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

     C.(5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

  1. (20 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

      Câu 16: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

  1. Vì đó là một lẽ tự nhiên phải có
  2. Vì Quang hợp lấy đi CO2 và tạo ra khí O2
  3. Vì quang hợp tạo ra Oxy
  4. Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên Trái Đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người

Câu 17: Những thực vật C3 là?

     A.Lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu,..

    B.Cau, rau muốn, cây thông, bưởi,…

    C.Ngô, khoai, sắn, ca cao,….

    D.Cà phê, lúa mạch, xương rồng,….

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?

  1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước trong tế bào hạt đậu:

- Khi tế bào hạt đậu trương nước, khí khổng mở.

- Khi tế bào hạt đậu mất nước, khí khổng đóng lại

  1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước trong tế bào hạt đậu:

- Khi tế bào hạt đậu trương nước, khí khổng đóng.

- Khi tế bào hạt đậu mất nước, khí khổng mở.

  1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước ở không khí:

- Không khí ẩm, khí khổng mở.

- Khong khí khô, khí khổng đóng lại

  1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước ở không khí:

- Không khí ẩm, khí khổng đóng.

- Khong khí khô, khí khổng mở.

Câu 19: Vận chuyển nước và chất khoáng từ lông hút vào mạch gỗ cửa rễ qua mấy con đường? 

  1. 2 con đường: Mạch gỗ và mạch rây
  2. 1 con đường: Tế bào chất
  3. 2 con đường: Gian bào và Tế bao chất
  4. 1 con đường: Gian bào

Câu 20: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

A.Điện năng → Nhiệt năng và Hóa năng → Nhiệt năng

B.Hóa năng → Nhiệt năng và Điện năng → Cơ năng

C.Quang năng → Hóa năng và Điện năng → Nhiệt năng

D.Quang năng → Hóa năng và Hóa năng → Nhiệt năng

Câu 21: Bé trai 4 tuổi được bố mẹ đưa đến bác sĩ nhi khoa vì nôn mửa, đau đầu và đau ở xương cánh tay và chân. Khi sờ nắn, bác sĩ lưu ý rằng nhiều hạch bạch huyết to ra, gan cũng vậy. Bác sĩ nhi khoa nên yêu cầu xét nghiệm máu toàn phần tính để xác định xem có hay không trẻ có thể có…?

  1. bệnh bạch cầu mãn tính. 
  2. bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. 
  3. bệnh von Willebrand. 
  4. bệnh bạch cầu cấp tính.

Câu 22: Nguyên nhân làm tăng nhịp hô hấp là?

A.Tăng khí O2

B.Giảm huyết áp

C.Giảm Khí CO2

D.Nhiệt độ cơ thể tăng

 

      Câu 23: Cá thường được cho là có tim hai ngăn, mặc dù tim của chúng cũng có hai ngăn liền kề mà một số người đã đếm. Bốn ngăn này được sắp xếp như thế nào? 

  1. Các khoang thực ở trên, các khoang phụ kiện ở dưới 
  2. Các khoang thực ở một bên, các khoang phụ kiện ở bên kia 
  3. Một khoang thực sự và một khoang phụ kiện ở mỗi bên 
  4. Trong một chuỗi tuyến tính, mặc dù thường được cuộn theo không gian

Câu 24: Hãy nối phần số ở hình ảnh giun đất với phần chữ của châu chấu để được các cơ quan tiêu hóa tương ứng? 

A.1- a ; 2 - b ; 3 - c ; 4 - d ; 6 - e ; 7 - f.

B.1- a ; 3 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

  1. 1- a ; 2 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f

D.1 - a ; 3 - c ; 4 - d ; 5 - d ; 6 - e ; 7 – f

Câu 25: Đâu là đáp án đúng cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng?

 A.Hấp thụ chủ yếu ở ruột non, vì ruột có ít nếp gấp , lông ruột và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300cm2

B.Hấp thụ chủ yếu ở ruột non, vì ruột có nhiều nếp gấp , lông ruột và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300m2

C.Hấp thụ chủ yếu ở ruột già, vì ruột có nhiều nếp gấp , lông ruột và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300cm2

D.Hấp thụ chủ yếu ở dạ dày, vì dạ dày có nhiều ít gấp, enzyme và nhung mao, tạo nên diện tích hấp thụ lớn 250 – 300m2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay