Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: SINH THÁI

BÀI 42: CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường?

  1. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
  2. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
  3. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi
  4. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác

Câu 2: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

  1. khống chế sinh học
  2. ức chế - cảm nhiễm
  3. cân bằng quần thể
  4. nhịp sinh học

Câu 3: Biểu hiện của cân bằng tự nhiên là

  1. Trạng thái cân bằng của quần thể
  2. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã
  3. Trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều động vật bị diệt vong là

  1. do dân số tăng nhanh nên làm tăng nạn phá rừng.
  2. do sự săn bắn động vật bừa bãi.
  3. do nhu cầu của con người ngày càng tăng.
  4. do sự thay đối của điều kiện khí hậu.

Câu 5: Cân bằng tự nhiên là

  1. Trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống
  2. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên trong môi trường
  3. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới tác động của môi trường tự nhiên, không có sự điều khiển của con người
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi

  1. có hiện tượng ăn lẫn nhau.
  2. số lượng cá thể nhiều thì tự chết.
  3. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường.
  4. tự điều chỉnh.

Câu 7: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây? 

  1. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
  2. Sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người
  3. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 8: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là?

  1. Sức sinh sản.                                                                    
  2. Sự tử vong.
  3. Sức tăng trưởng của cá thể.                                        
  4. Nguồn thức ăn từ môi trường.

 

Câu 9: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể? 

  1. Khí hậu.                                                                              
  2. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn.
  3. Lũ lụt.                                                                                  
  4. Nhiệt độ xuống quá thấp.

Câu 10: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là

  1. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng
  2. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có
  3. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng
  4. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

  1. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
  2. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
  3. sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
  4. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì?

  1. Do hoạt động của con người gây ra
  2. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...)
  3. Do con người thải rác ra sông
  4. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên

Câu 3: Số lượng cá thể trong quần thể có khuynh hướng ổn định là do

  1. có sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
  2. quần thể khác đều chỉnh nó.
  3. chúng có xu hướng tự đều chỉnh.
  4. có hiện tượng cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?

  1. Các chất thải không được thu gom
  2. Các chất thải không được xử lí
  3. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách
  4. Các chất thải được thu gom nhưng lại không được xử lí

Câu 5: Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là

  1. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
  2. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hoá học cho cây trồng
  3. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại
  4. Cả 3 biện pháp nêu trên

Câu 6: Hoạt động nào thải ra các chất thải rắn không được xử lí, gây ô nhiễm môi trường?

  1. Hoạt động sản xuất công nghiệp của con người
  2. Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
  3. Hoạt động y tế và sinh hoạt hằng ngày của con
  4. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người

Câu 7: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là

  1. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
  2. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
  3. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
  4. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể

Câu 8: Để bảo vệ và cải tạo môi trường, cần những điều kiện nào sau đây?

  1. Phát triển dân số một cách hợp lí
  2. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
  3. Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm; cải tạo giống vật nuôi, cây trồng để cho năng suất cao
  4. Cả A, B và C

Câu 9: Nhân tố nào gây ra sự biến động kích thước quần thể?

  1. Mức sinh sản
  2. Mức tử vong
  3. Mức xuất cư và nhập cư
  4. Cả A, B và C

Câu 10: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?

  1. Trồng nhiều cây xanh
  2. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
  3. Bảo quản và sử dựng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật
  4. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường

Câu 11: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là

  1. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
  2. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
  3. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao
  4. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao

Câu 12: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?

  1. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
  2. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật
  3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
  4. Tăng cường công tác trồng rừng

Câu 13: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi

  1. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
  2. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.
  3. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
  4. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể

Câu 14: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là?

  1. Sự thay đổi mức độ sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh. 
  2. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể. 
  3. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh. 
  4. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.

Câu 15: Cho các ý sau: 

(1) Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

(2) Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học

(3) Các chất phóng xạ

(4) Các chất thải rắn

(5) Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá,...)

(6) Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

(7) Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là

  1. 1, 2, 3, 4, 6
  2. 1,2, 3, 5, 6
  3. 2, 3, 4,5 ,7
  4. 1, 3, 4, 6, 7

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kì nào sau đây?

  1. Thời kì xã hội nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
  2. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
  3. Thời kì xã hội công nghiệp và thời kì xã hội nguyên thuỷ
  4. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp

Câu 2: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện?

  1. Biến động tuần trăng.
  2. Biến động theo mùa
  3. Biến động nhiều năm.
  4. Biến động không theo chu kì

Câu 3: Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể trong quần thể giúp các nhà chăn nuôi, trồng trọt

  1. Xác định đúng lịch thời vụ để trồng trọt, chăn nuôi khi thu hoạch đạt năng suất cao.
  2. Chủ động hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái.
  3. Chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.
  4. Cả a, b, c

Câu 4: Trên Trái đất có nhiều loại môi trường khác nhau. Các môi trường này khác nhau ở những đặc tính nào?

  1. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học
  2. Đặc tính sinh học, đặc tính hoá học
  3. Đặc tính vật lí, đặc tính sinh học
  4. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học và đặc tính sinh học

Câu 5: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?

  1. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào
  2. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn
  3. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh
  4. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú

Câu 6: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?

(1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt.

(2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.

(3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.

(4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.

(5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

  1. (2) và (5)
  2. (1) và (2)
  3. (1) và (5)
  4. (3) và (4)

Câu 7: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện

  1. biến động theo chu kì ngày đêm.
  2. biến động theo chu kì mùa.
  3. biến động theo chu kì nhiều năm.
  4. biến động theo chu kì tuần trăng.

Câu 8: Trồng cây gây rừng có tác dụng gì?

  1. Phục hồi “lá phổi của Trái Đất” đã bị tàn phá, chống hạn hán
  2. Thay đổi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật
  3. Thay đổi nguồn nưởc ngầm
  4. Cả A, B và C

Câu 9: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là

  1. số lượng mèo rừng tăng => số lượng thỏ tăng theo. 
  2. số lượng mèo rừng giảm => số lượng thỏ giảm theo. 
  3. số lượng thỏ tăng => số lượng mèo rừng tăng theo
  4. số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm

Câu 10: Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là

  1. Trồng cây, gây rừng
  2. Tiến hành chăn thả gia súc
  3. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
  4. Làm nhà ở

Câu 11: Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì?

  1. Ếch nhau tăng nhiều vào mùa mưa
  2. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
  3. Gà rừng chết rét
  4. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/lần

Câu 12: Thời kì nguyên thuỷ, con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào?

  1. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên.
  2. Việc sử dụng lửa nấu nưởng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú để bán đã gây rừng, tác hại xấu đến môi trường.
  3. Con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn.
  4. Giữa con người và môi trường tự nhiên đã thiết lập một mối quan hệ gắn bó.

Câu 13: Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng nào?

  1. Không theo chu kì
  2. Theo chu kì ngày đem
  3. Theo chu kì tháng
  4. Theo chu kì mùa

Câu 14: Mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững trong điều kiện nào sau đây?

  1. Môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt
  2. Duy trì được cân bằng sinh thái
  3. Khai thác, sử dụng và phục hồi hợp lí tài nguyên thiên nhiên
  4. Cả A, B và C

Câu 15: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

  1. Bảo vệ các loại động vật hoang dã
  2. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
  3. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
  4. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay