Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều

Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn sinh học 8 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 32: HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI

 

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đường dẫn khí có chức năng gì? 

  1. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
  2. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
  3. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi
  4. Bảo vệ hệ hô hấp

 

Câu 2: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

  1. lá thành.
  2. lá tạng.
  3. phế nang.
  4. phế quản.

 

Câu 3: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

  1. họng và phế quản.
  2. phế quản và mũi.
  3. họng và thanh quản
  4. thanh quản và phế quản.

 

Câu 4: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

  1. hai lần hít vào và một lần thở ra.
  2. một lần hít vào và một lần thở ra.
  3. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
  4. một lần hít vào và hai lần thở ra.

 

Câu 5: Nhịp hô hấp là

  1. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây
  2. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút
  3. Số lần hít vào được trong 1 phút
  4. Số lần thở ra được trong 1 phút

 

Câu 6: Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng?

  1. 4 lớp     
  2. 3 lớp
  3. 2 lớp      
  4. 1 lớp

 

Câu 7: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

  1. Sử dụng khí nitrogen và loại thải khí carbonic
  2. Sử dụng khí carbonic và loại thải khí oxygen
  3. Sử dụng khí oxygen và loại thải khí carbonic
  4. Sử dụng khí oxygen và loại thải khí nitrogen

 

Câu 8: Vai trò của sự thông khí ở phổi.

  1. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
  2. Tạo đường cho không khí đi vào.
  3. Tạo đường cho không khí đi ra
  4. Vận chuyển không khí trong cơ thể.

 

Câu 9: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?

  1. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
  2. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn
  3. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
  4. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

 

Câu 10: Những biện pháp phòng bệnh về hô hấp là

  1. Giữ vệ sinh các nhân
  2. Ăn uống đủ chất
  3. Tiêm vaccine
  4. Tất cả các đáp án trên

 

II. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

  1. bổ sung.
  2. chủ động.
  3. thẩm thấu.
  4. khuếch tán.

 

Câu 2: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?

  1. 500 – 700 ml.
  2. 1200 – 1500 ml.
  3. 800 – 1000 ml.
  4. 1000 – 1200 ml.

 

Câu 3: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

  1. dung tích sống của phổi.
  2. lượng khí cặn của phổi.
  3. khoảng chết trong đường dẫn khí.
  4. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

 

Câu 4: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

  1. họng và phế quản.
  2. phế quản và mũi.
  3. họng và thanh quản
  4. thanh quản và phế quản.

 

Câu 5: Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?

  1. Phế quản      
  2. Khí quản
  3. Thanh quản     
  4. Họng

 

Câu 6: Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp đó là

  1. Bụi
  2. Nitrogen oxide
  3. Vi sinh vật gây bệnh
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 7: Phổi người trưởng thành có khoảng

  1. 200 – 300 triệu phế nang.
  2. 800 – 900 triệu phế nang.
  3. 700 – 800 triệu phế nang.
  4. 500 – 600 triệu phế nang.

 

Câu 8: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?

  1. Thanh quản
  2. Thực quản
  3. Khí quản
  4. Phế quản

 

Câu 9: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn?

  1. Xả rác đúng nơi quy định
  2. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi
  3. Trồng nhiều cây xanh
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 10: Chất nào sau đây làm tê liệt lớp long rung trong phế quản, gairm hiệu quả lọc sạch không khí, chất này còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi?

  1. Nicotine
  2. Hormon
  3. Caffein
  4. Heroin

 

Câu 11: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

  1. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại
  2. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở
  3. Nói không với thuốc lá
  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 12: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác?

  1. Khí quản      
  2. Thanh quản
  3. Phổi      
  4. Phế quản

 

Câu 13: Khi chúng ta thở ra thì

  1. cơ liên sườn ngoài co.
  2. cơ hoành co.
  3. thể tích lồng ngực giảm.
  4. thể tích lồng ngực tăng.

 

Câu 14: Đâu là nguyên nhân gây bệnh lao phổi?

  1. Không khí ô nhiễm
  2. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis
  3. Virus
  4. Nấm

 

Câu 15: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

  1. Hệ tiêu hoá
  2. Hệ sinh dục
  3. Hệ bài tiết
  4. Hệ tuần hoàn

 

III. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

  1. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
  2. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
  3. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
  4. Tất cả các phương án còn lại.

 

Câu 2: Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người?

  1. N2     
  2. NO2
  3. CO      
  4. NO

 

Câu 3: Trong 500ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí)?

  1. 150ml
  2. 200ml
  3. 100ml
  4. 50ml

 

Câu 4: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi cao? 

  1. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh
  2. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh
  3. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào
  4. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được

 

Câu 5: Thông thường, tỉ lệ khí carbonic trong không khí hít vào là bao nhiêu?

  1. 0,03%
  2. 0,5%
  3. 0,46%
  4. 0,01%

 

Câu 6: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?

  1. 500–700ml.
  2. 1200–1500ml.
  3. 800–1000ml.
  4. 1000–1200ml.

 

Câu 7: Sắp xếp thứ tự tiến trình của phương pháp ấn lồng ngực cấp cứu người bị đuối nước

(1) Thực hiện ấn mạnh khoảng 12 đến 20 lần/phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.

(2) Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau.

(3) Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, các ngón tay đan vào nhau. Dùng sức nặng cơ thể ấn mạnh vào ngực nạn nhân để đẩy không khí ra ngoài.

  1. (1) – (2) – (3)
  2. (2) – (1) – (3)
  3. (2) – (3) – (1)
  4. (3) – (1) – (2)

 

Câu 8: Trong cách tiến hành hô hập nhân tạo, cấp cứu người đuối nước cần thực hiện mấy bước?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 9: Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700- 800 triệu phế nang? 

  1. Nhằm tăng lượng khí hít vào
  2. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
  3. Tăng tính đàn hồi của mô phổi
  4. Giúp thở sâu hơn

 

Câu 10: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?

  1. Heroin
  2. Cocain
  3. Morphin
  4. Nicotin

 

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Bệnh nào dưới đây được xem là một trong Tứ chứng nan y của nền Y học cổ?

  1. Tiểu đường      
  2. Ung thư
  3. Lao phổi      
  4. Thống phong

 

Câu 2: Tác nhân nào chiếm chỗ của O2 trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết?

  1. Carbon oxide
  2. Lưu huỳnh oxide
  3. Nitro oxide
  4. Bụi

 

Câu 3: Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ oxy để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong

  1. N2
  2. CO
  3. CO2
  4. N2O

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT

1. C

2. A

3. D

4. B

5. B

6. C

7. C

8. A

9. C

10. D

II. THÔNG HIỂU 

1. D

2. D

3. A

4. D

5. D

6. D

7. C

8. B

9. D

10. A

11. D

12. B

13. C

14. B

15. D

III. VẬN DỤNG

1. C

2. A

3. A

4. D

5. A

6. D

7. C

8. A

9. B

10. D

IV. VẬN DỤNG CAO

1. C

2. A

3. B

Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều
Trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi

BÀN GIAO:

  • Đã có đủ kì 1 + 1/2 kì II
  • 10/01: Có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án sinh học 8 cánh diều

Từ khóa: trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều, đề trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập sinh học 8 cánh diều
Chat hỗ trợ
Chat ngay