Trắc nghiệm bài 27 CD: Khái quát về cơ thể người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 27: Khái quát về cơ thể người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI 

BÀI 27: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1: Hệ vận động bao gồm các bộ phận là?

  1. Xương và cơ
  2. Xương và các mạch máu
  3. Tim, phổi và các cơ
  4. Tất cả A, B, C đều sai

 

Câu 2: Cơ quan dưới đây không phải nội quan là?

  1. Mắt     
  2. Ruột già
  3. Thận
  4. Gan

Câu 3: Cơ thể người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? 

  1. 3 phần: đầu, thân và chân
  2. 2 phần: đầu và thân
  3. 3 phần: đầu, thân và các chi
  4. 3 phần: đầu, cổ và thân

 

Câu 4: Hệ cơ quan nào có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng đến cơ quan trong cơ thể?

  1. Hệ tiêu hoá
  2. Hệ hô hấp
  3. Hệ tuần hoàn
  4. Hệ bài tiết.

Câu 5: Các cơ quan trong hệ hô hấp là?

  1. Phổi và thực quản
  2. Đường dẫn khí và thực quản
  3. Thực quản, đường dẫn khí và phổi
  4. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.

 

Câu 6: Cơ quan dưới đây có trong khoang bụng là?

  1. Ruột
  2. Phổi
  3. Khí quản
  4. Thực quản

Câu 7: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là?

  1. Hệ hô hấp
  2. Hệ thần kinh
  3. Hệ tiêu hóa
  4. Hệ bài tiết

 

Câu 8: Chức năng của hệ tuần hoàn là?

  1. Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxygen đến tế bào
  2. Vận chuyển các chất thải và khí carbonic đến các cơ quan bài tiết
  3. Vận chuyển khí oxygen từ tế bào về tim, đến phổi thải ra ngoài
  4. Cả A và B đúng

 

Câu 9: Các cơ quan trong hệ hô hấp là?

  1. Phổi và thực quản
  2. Đường dẫn khí và thực quản
  3. Thực quản, đường dẫn khí và phổi
  4. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.

Câu 10: Thanh quản là một bộ phận của

  1. hệ hô hấp.
  2. hệ tiêu hóa.
  3. hệ bài tiết.
  4. hệ sinh dục.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Các cơ quan sau đây có trong khoang ngực là?

  1. Dạ dày
  2. Tim
  3. Gan
  4. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 2: Hệ cơ quan nào có vai trò thực hiện quá trình sinh sản?

  1. Hệ sinh dục
  2. Hệ hô hấp.
  3. Hệ tuần hoàn.
  4. Hệ bài tiết.

 

Câu 3: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng?

  1. Cơ hoành
  2. Cơ ức đòn chũm
  3. Cơ liên sườn
  4. Cơ nhị đầu

 

Câu 4: Câu nào dưới dây được coi là chức năng của hệ tiêu hóa của người?

  1. Xử lí cơ học thức ăn
  2. Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được
  3. Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài
  4. Cả A, B và C

 

Câu 5: Những hệ cơ quan nào tham gia thực hiện chức năng trao đổi chất?

  1. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết
  2. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ vận động và hệ bài tiết
  3. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ nội tiết và hệ bài tiết
  4. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ nội tiết

 

Câu 6: Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành chất hữu cơ đơn giản?

  1. Hệ tiêu hoá. 
  2. Hệ hô hấp.
  3. Hệ tuần hoàn. 
  4. Hệ bài tiết.

 

Câu 7: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người?

  1. Hệ tuần hoàn
  2. Hệ hô hấp
  3. Hệ tiêu hóa
  4. Hệ bài tiết

 

Câu 8: Khoang ngực chứa các cơ quan?

  1. Tim và phổi
  2. Tim, gan, ruột, dạ dày
  3. Dạ dày, ruột, gan
  4. Dạ dày và ruột

Câu 9: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

  1. Bóng đái
  2. Phổi
  3. Thận
  4. Dạ dày

Câu 10: Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

  1. Hệ hô hấp
  2. Hệ sinh dục
  3. Hệ nội tiết
  4. Hệ tiêu hóa
  5. Hệ thần kinh
  6. Hệ vận động
  7. 1, 2, 3
  8. 3, 5
  9. 1, 3, 5, 6
  10. 2, 4, 6

3. VẬN DỤNG (15 câu)

 

Câu 1: Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của

  1. Hệ thần kinh
  2. Hệ tuần họàn
  3. Hệ bài tiết
  4. Hệ vận động

 

Câu 2: Trong trao đổi chất hệ tuần hoàn có vai trò gì?

  1. Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng và chất thải
  2. Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng
  3. Vận chuyển chất thải
  4. Vận chuyển muối khoáng

Câu 3: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất?

  1. Tế bào thần kinh
  2. Tế bào cơ vân
  3. Tế bào xương
  4. Tế bào da

 

Câu 4: Những cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

  1. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
  2. Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp
  3. Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết
  4. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá

Câu 5: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?

  1. Hệ tiêu hóa
  2. Hệ bài tiết
  3. Hệ tuần hoàn
  4. Hệ hô hấp

 

Câu 6: Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây?

  1. Y học
  2. Thể thao
  3. Tâm lý giáo dục học
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây?

  1. Biết tư duy
  2. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định
  3. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 8: Vai trò tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan là của hệ cơ quan nào? 

  1. Hệ vận động
  2. Hệ tuần hoàn
  3. Hệ bài tiết
  4. Hệ thần kinh

 

Câu 9: Con người là một trong những đại diện của

  1. lớp Chim.
  2. lớp Lưỡng cư.
  3. lớp Bò sát.
  4. lớp Thú.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác?

  1. Có chu kì kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày
  2. Đi bằng hai chân
  3. Nuôi con bằng sữa mẹ
  4. Xương mặt lớn hơn xương sọ

 

Câu 11: Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa?

  1. Con người
  2. Gôrila
  3. Đười ươi
  4. Vượn

 

Câu 12: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì?

  1. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
  2. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
  3. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
  4. Tất cả các phương án đưa ra

 

Câu 13: Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất?

  1. Cu li
  2. Khỉ đột
  3. Tinh tinh
  4. Đười ươi

Câu 14: Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?

  1. Hệ tuần hoàn
  2. Hệ hô hấp
  3. Hệ vận động
  4. Tất cả các phương án

 

Câu 15: Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò cốt lõi, giúp con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên?

  1. Bộ não phát triển
  2. Lao động
  3. Sống trên mặt đất
  4. Di chuyển bằng hai chân

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trong các tế bào dưới đây của cơ thể người, có bao nhiêu tế bào có hình sao?

  1. Tế bào thần kinh
  2. Tế bào lót xoang mũi
  3. Tế bào trứng
  4. Tế bào gan
  5. Tế bào xương
  6. 2
  7. 3
  8. 4
  9. 1

Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh?

  1. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
  2. Nơron cảm giác và nơron vận động
  3. Nơron liên lạc và nơron cảm giác
  4. Nơron liên lạc và nơron vận động

Câu 3: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?

  1. Bán cầu đại não
  2. Tủy sống
  3. Tiểu não
  4. Trụ giữa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay