Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

BÀI 33: MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ VÀ HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Môi trường trong của cơ thể gồm

  1. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
  2. Máu, nước mô, bạch huyết
  3. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể
  4. Máu, nước mô, bạch cầu

 

Câu 2: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?

  1. Khí oxygen và chất thải
  2. Khí carbonic và chất thải
  3. Khí oxygen và chất dinh dưỡng
  4. Khí carbonic và chất dinh dưỡng

Câu 3: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là ?

  1. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
  2. Giúp tế bào có hình dạng ổn định
  3. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại
  4. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào

Câu 4: Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây?

  1. Hệ hô hấp
  2. Hệ tiêu hoá
  3. Hệ bài tiết
  4. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây? 

  1. Huyết tương
  2. Hồng cầu
  3. Bạch cầu
  4. Tiểu cầu

 

Câu 6: Cơ quan bài tiết là?

  1. Da bài tiết mồ hôi.
  2. Thận bài tiết nước tiểu,
  3. Phổi thải khí carbonic.
  4. Cả A, B và C

 

Câu 7: Chức năng của cầu thận là

  1. lọc máu và hình thành nước tiểu đầu.
  2. lọc máu và hình thành nước tiểu chính thức.
  3. hình thành nước tiểu và thải nước tiểu.
  4. lọc máu, hình thành nước tiểu và thải nước tiểu.

Câu 8: Đường dẫn nước tiểu của hệ bài tiết nước tiểu gồm có

  1. Bóng đái, bể thận, ống đái
  2. Thận, bể thận, bóng đái
  3. Bóng đái, thận, ống dẫn nước tiểu
  4. Ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái

Câu 9: Vai trò chính của quá trình bài tiết?

  1. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định
  2. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa
  3. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới
  4. Giúp giảm cân.

Câu 10: Sản phẩm bài tiết của thận là gì?

  1. Nước mắt      
  2. Nước tiểu
  3. Phân      
  4. Mồ hôi

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  1. Giới tính
  2. Độ tuổi
  3. Hình thức lao động
  4. Trạng thái sinh lí của cơ thể
  5. 1, 2, 3, 4
  6. 1, 2, 3
  7. 1, 2, 4
  8. 2, 3, 4

 

Câu 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?

  1. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn
  2. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn
  3. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn
  4. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể

 

Câu 3:  Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây?

  1. Hồng cầu
  2. Nước
  3. Ion khoáng
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 4: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?

  1. Ruột già      
  2. Phổi
  3. Thận      
  4. Da

Câu 5: Loại thực phẩm nào sau đây giàu chất đạm?

  1. Dứa gai
  2. Trứng gà
  3. Bánh đa
  4. Cải ngọt

Câu 6: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?

  1. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào
  2. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa
  3. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể
  4. Tạo ra CO2cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu

Câu 7: Quá trình lọc máu có đặc điểm?

  1. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu.
  2. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu chính thức,
  3. Diễn ra ở ống thận và tạo nước tiểu đầu.
  4. Diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu chính thức.

Câu 8: Ý nghĩa của sự bài tiết là

  1. Làm cho các chất cặn bã, chất độc không kịp gây hại cho cơ thể
  2. Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong
  3. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường
  4. Cả ba ý trên đều đúng

 

Câu 9: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm

  1. diễn ra liên tục.
  2. diễn ra gián đoạn.
  3. tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.
  4. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.

Câu 10: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

  1. Nước tiểu
  2. Mồ hôi
  3. Khí oxygen
  4. Khí carbonic

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây? 

  1. Tiêu chảy
  2. Lao động nặng
  3. Sốt cao
  4. Tất cả các ý trên

Câu 2: Ở người bị suy thận, phải lọc máu khi nào?

  1. Khi vừa mới bị bệnh
  2. 5 tháng sau khi mắc bệnh
  3. 2 năm sau khi mắc bênh
  4. Suy thận giai đoạn cuối

 

Câu 3: Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài thì cơ thể có thể có đã mắc loại bệnh nào?

  1. Tiểu đường
  2. Viên khớp, gout
  3. Rối loạn chức năng gan
  4. Không xác định được

 

Câu 4: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì

  1. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục.
  2. Dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng đái.
  3. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
  4. Dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.

 

Câu 5: Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là?

  1. Các chất độc trong thức ăn
  2. Khẩu phần ăn không hợp lí.
  3. Các vi trùng gây bệnh.
  4. Cả A, B và C

Câu 6: Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài có thể dẫn đến việc mắc loại bệnh nào?

  1. Tiểu đường
  2. Viên khớp, gout, suy thận
  3. Rối loạn chức năng gan, thận
  4. Không xác định được

Câu 7: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?

  1. Ăn uống không lành mạnh
  2. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh
  3. Lười vận động
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?

  1. Những người hiến thận
  2. Những người bị tại nạn giao thông
  3. Những người hút nhiều thuốc lá
  4. Những người bị suy thận

Câu 9: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây?

  1. Đồ ăn nhanh
  2. Nước uống có ga
  3. Ăn ít thức ăn nhưng nên ăn đầy đủ tinh bột
  4. Hạn chế tinh bột, đồ chiên rán, ăn nhiều rau xanh

Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng?

  1. Suy dinh dưỡng
  2. Đau dạ dày
  3. Giảm thị lực
  4. Tiêu hóa kém

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?

  1. Người đó bị suy thận
  2. Lượng nước uống vào quá nhiều
  3. Thận làm việc tốt
  4. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức

Câu 2: Tại sao mùa đông hay đi tiểu nhiều hơn?

  1. Các mạch máu dãn, tăng lưu thông đến da và các cơ quan nội tạng quan trọng, giúp chúng giữ ấm.
  2. Mạch máu co lại làm huyết áp giảm, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
  3. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để giảm thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
  4. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay