Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều ôn tập chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ F

 

Câu 1: Câu lệnh nào dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím trong Python?

  1. input()
  2. print()
  3. scan()
  4. read()

Câu 2: Các kiểu dữ liệu số trong Python bao gồm những loại nào?

  1. Chỉ có kiểu dữ liệu nguyên (integer).
  2. Chỉ có kiểu dữ liệu số thực (float).
  3. Kiểu dữ liệu nguyên (integer) và số thực (float).
  4. Kiểu dữ liệu chuỗi (string) và số thực (float).

Câu 3: Câu lệnh nào dùng để xuất dữ liệu ra màn hình trong Python?

  1. input()
  2. print()
  3. scan()
  4. read()

Câu 4: Để khai báo một biến kiểu số nguyên trong Python, ta sử dụng từ khóa nào sau đây?

  1. int
  2. float
  3. str
  4. bool

Câu 5: Để khai báo một biến kiểu số thực trong Python, ta sử dụng từ khóa nào sau đây?

  1. int
  2. float
  3. str
  4. bool

 

Câu 6: Để điều khiển được máy tính, con người phải

  1. Học ngôn ngữ của máy tính.
  2. Dạy máy tính ngôn ngữ của con người.
  3. Viết các chỉ dẫn để máy hiểu và thực hiện được.
  4. Tiếp tục nâng cấp để máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ của con người.

Câu 7: Ngôn ngữ chung giữa con người và máy tính để ta viết các chỉ dẫn cho máy tính thực hiện được nhiệm vụ mà con người giao cho nó được gọi là

  1. Ngôn ngữ bậc cao.
  2. Ngôn ngữ thứ cấp.
  3. Ngôn ngữ lập trình.
  4. Ngôn ngữ máy.

 

Câu 8: Câu lệnh type() của Python cho ta biết

  1. Độ dài của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
  2. Số ô nhớ của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
  3. Kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
  4. Tập hợp số biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.

 

Câu 9: Python là

  1. Ngôn ngữ máy.
  2. Ngôn ngữ trực quan.
  3. Ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  4. Chương trình dịch.

 

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hằng

  1. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
  2. Hằng là đại lượng bất kì.
  3. Python không cung cấp công cụ khai báo hằng.
  4. Hằng không thể là số nguyên.

 

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng

  1. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến rộng rãi trên thế giới.
  2. Trong Python, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
  3. Cửa sổ Shell, cho phép viết và thực hiện ngay các biểu thức hoặc câu lệnh.
  4. Ngôn ngữ lập trình trực quan như Scratch dễ dùng và thích hợp với các bạn nhỏ tuổi.

 

Câu 12: Biến là

  1. Tên một ẩn số.
  2. Tên một giá trị.
  3. Tên một vùng nhớ.
  4. Tên một dữ liệu

 

Câu 13: Câu lệnh là

  1. Mỗi dòng code trong một chương trình.
  2. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một công việc nào đó.
  3. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một công việc phức tạp nào đó.
  4. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một yêu cầu hoàn chỉnh nào đó.

 

Câu 14: Câu lệnh dán giá trị cho một biến vào từ bàn phím có dạng

  1. Biến = input(dòng thông báo)
  2. Biến = input[dòng thông báo]
  3. Biến = input{dòng thông báo}
  4. Biến = input<dòng thông báo>.

 

Câu 15: Trong câu lệnh gán giá trị cho một biến vào từ bàn phím, dòng thông báo có tác dụng

  1. Quy định kiểu dữ liệu của biến được nhập vào.
  2. Nhắc người dùng biết cần nhập gì.
  3. Quy định độ dài biến được nhập vào.
  4. Nhắc người dùng chú ý kiểu dữ liệu.

Câu 16: Chọn phương án trả lời đúng khi nhập số nguyên p từ bàn phím

  1. p=int(input(“Nhập số nguyên p: ”))
  2. p=input(“Nhập số nguyên p: ”)
  3. p=int(“Nhập số nguyên p: ”)
  4. p=interger(input(“Nhập số nguyên p:”))

 

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ngôn ngữ lập trình Python

  1. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao duy nhất
  2. Python phân biệt chữ hoa với chữ thường.
  3. Chương trình là một dãy các câu lệnh mà máy tính không hiểu được.
  4. Dãy kí tự muốn in ra màn hình dùng câu lệnh print() và không cần dùng cặp nháy.

 

Câu 18: Ngôn ngữ máy là

  1. Ngôn ngữ để con người và máy giao tiếp với nhau.
  2. Ngôn ngữ để các máy tính giao tiếp với nhau.
  3. Ngôn ngữ mà cả con người lẫn máy hiểu được.
  4. Ngôn ngữ mà máy hiểu được.

 

Câu 19: Câu lệnh chuyển dữ liệu nhập vào sang kiểu số nguyên

  1. int()
  2. float()
  3. inint()
  4. infloat()

 

Câu 20: Để nhập dữ liệu kiểu số thực từ bàn phím, ta dùng lệnh

  1. x:=float(input(<dòng thông báo>))
  2. x=float(input(<dòng thông báo>))
  3. x=(input(<dòng thông báo>))
  4. x=float((<dòng thông báo>))

Câu 21: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python

  1. Không trùng với từ khóa.
  2. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
  3. Không bắt đầu bằng chữ in hoa.
  4. Chỉ chứa chữ cái, chữ số vfa dấu “_”.

Câu 22: Dữ liệu nhập vào từ bàn phím có dạng

  1. Số nguyên.
  2. Xâu kí tự.
  3. Số thực.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 23: Những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình là

  1. Dữ liệu gốc
  2. Biến cố định
  3. Hằng
  4. Count

Câu 24: Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là

  1. Biến=input()
  2. Biến=(input(dòng thông báo)
  3. Biến=float(input(dòng thông báo))
  4. Biến=int(input(dòng thông báo))

Câu 25: Việc gán giá trị cho biến được thực hiện bằng

  1. Phép bằng.
  2. Phép gán.
  3. Câu lệnh bằng.
  4. Câu lệnh khởi tạo.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay