Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐF Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản_Cánh diều

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản_Cánh diều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 5: THỰC HÀNH VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hằng

A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Hằng là đại lượng bất kì.

C. Python không cung cấp công cụ khai báo hằng.   

D. Hằng không thể là số nguyên.   

Câu 2: Trong Python, để ghi dữ liệu ra màn hình ra sử dụng lệnh

A. write(danh sách biểu thức)  

B. output(dữ liệu)

C. print(danh sách biểu thức)  

D. read(dữ liệu) 

Câu 3: Chọn phương án trả lời đúng khi nhập số nguyên p từ bàn phím

A. p=int(input(“Nhập số nguyên p: ”))

B. p=input(“Nhập số nguyên p: ”)

C. p=int(“Nhập số nguyên p: ”)

D. p=interger(input(“Nhập số nguyên p:”))

Câu 4: Để nhập dữ liệu kiểu số thực từ bàn phím, ta dùng lệnh

A. x:=float(input(<dòng thông báo>))

B. x=float(input(<dòng thông báo>))

C. x=(input(<dòng thông báo>))

D. x=float((<dòng thông báo>))

Câu 5: Lệnh nào dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong Python

A. type()

B. style()

C. str()

D. int()

Câu 6: Kết quả của đoạn chương trình sau là

x = 342

print (type(x))

A. float

B. int

C. str 

D. bool 

Câu 7: Câu lệnh print(12+8) sẽ in ra kết quả

A. 12+8  

B. 12 + 8  

C. 20

D. ‘20’

Câu 8: Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:

>>>x=3.5

>>>print(int(x))

A. Lỗi

B. ‘3.5’

C. 3.5

D. 3

Câu 9: Xác định kiểu giá trị của biểu thức 32 > 45

A. str

B. int

C. float

D. bool

Câu 10: Lệnh str(150) sẽ trả về giá trị

A. 150

B. ‘150’

C. 150.0

D. True

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Lệnh nào sau đây sẽ báo lỗi

A. str(17.001)

B. float(13 + 1)

C. int("12.0")

D. float(163.4)

Câu 2: Lệnh nào sau đây không báo lỗi

A. float("123,5.5")

B. int("12 + 45")

C. str(16.235)

D. float(123.56)

Câu 3: Vì sao khi nhập một số thực cần viết lệnh float(input( ))

A. Vì lệnh input() cho kết quả là số nguyên. Viết lệnh float(input()) có chức năng chuyển đổi dữ liệu từ kiểu xâu kí tự sang kiểu số thực.

B. Vì lệnh input() cho kết quả là chuỗi kí tự. Viết lệnh float(input()) có chức năng chuyển đổi dữ liệu từ kiểu xâu kí tự sang kiểu số thực.

C. Vì lệnh input() cho kết quả là xâu kí tự. Viết lệnh float(input()) có chức năng chuyển đổi dữ liệu từ kiểu xâu kí tự sang kiểu số thực.

D. Vì lệnh input() cho kết quả là số tự nhiên. Viết lệnh float(input()) có chức năng chuyển đổi dữ liệu từ kiểu xâu kí tự sang kiểu số thực.

Câu 4: Kết quả khi thực hiện lệnh sau

print("m" + 3*"k")

A. m3*k

B. mkkk

C. m3k

D. m0k

Câu 5: Lệnh nào sau đây sẽ báo lỗi

A. float(123)

B. str(5)

C. int("52")

D. float("123 + 5.5")

Câu 6: Khi thực hiện câu lệnh x = input("Nhập giá trị x ") bạn Lan gõ vào số 5. Câu lệnh tiếp theo print(2*x) sẽ cho kết quả như thế nào

A. 25

B. ‘55’

C. 2x

D. Lỗi

Câu 7: Em hãy viết chương trình để tính số tiền bạn Lan phải trả khi mua thiệp mừng năm mới. Yêu cầu giá tiền 1 thiệp và số thiệp bạn Lan mua là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím

A. dongia = int(input("Giá tiền 1 thiệp: "))

soluong = int(input("Số thiệp bạn Lan mua: "))

print("Số tiền bạn Lan cần thanh toán là: " dongia^soluong "đồng")

B. dongia = int(input("Giá tiền 1 thiệp: "))

soluong = int(input("Số thiệp bạn Lan mua: "))

print("Số tiền bạn Lan cần thanh toán là: dongia*soluong đồng")

C. dongia = int(input("Giá tiền 1 thiệp: "))

soluong = int(input("Số thiệp bạn Lan mua: "))

ouput("Số tiền bạn Lan cần thanh toán là: ", dongia*soluong, "đồng")

D. dongia = int(input("Giá tiền 1 thiệp: "))

soluong = int(input("Số thiệp bạn Lan mua: "))

print("Số tiền bạn Lan cần thanh toán là: ", dongia*soluong, "đồng")

Câu 8: Em hãy viết chương trình tính diện tích hình thang với độ dài đáy trên, đáy dưới và chiều cao được nhập vào từ bàn phím

A. day_tren = float(input( "Độ dài đáy trên: "));

day_duoi = float(input( "Độ đài đáy dưới: "));

chieucao = float(input("Độ đài chiều cao: "));

S _hinhthang = (day_tren + day_duoi)*chieucao/2;

print("Diện tích hình thang đã cho: ”, S_hinhthang);

B. day_tren = float(input( "Độ dài đáy trên: ")

day_duoi = float(input( "Độ đài đáy dưới: ")

chieucao = float(input("Độ đài chiều cao: ")

S _hinhthang = (day_tren + day_duoi)*chieucao/2

print("Diện tích hình thang đã cho: ”, S_hinhthang)

C. day_tren = float(input( "Độ dài đáy trên: "))

day_duoi = float(input( "Độ đài đáy dưới: "))

chieucao = float(input("Độ đài chiều cao: "))

S _hinhthang = (day_tren + day_duoi)*chieucao/2

print("Diện tích hình thang đã cho: ”, S_hinhthang)

D. day_tren = float(input( "Độ dài đáy trên: "))

day_duoi = float(input( "Độ đài đáy dưới: "))

chieucao = float(input("Độ đài chiều cao: "))

S _hinhthang = (day_tren + day_duoi)*chieucao/2

print("Diện tích hình thang đã cho: ”, “S_hinhthang”)

Câu 9: Em hãy viết chương trình đổi thời gian được tính bằng ngày, giờ, phút, giây được nhập vào từ bàn phim thành thời gian được tính bằng giây

A. so_ngay = int(input("Số ngày: "))

so_gio = int(input("Số giờ: "))

so_phut = int(input("Số phút: "))

so_giay = int(input("Số giây: "))

ss = ((so_ngay*24 + so_gio)*60 + so_phut)*60 + so_giay

print(ss, "giây")

B. so_ngay = int(input("Số ngày: ")

so_gio = int(input("Số giờ: ")

so_phut = int(input("Số phút: ")

so_giay = int(input("Số giây: ")

ss = ((so_ngay*24 + so_gio)*60 + so_phut)*60 + so_giay

print(ss, "giây")

C. so_ngay = int(input("Số ngày: "));

so_gio = int(input("Số giờ: "));

so_phut = int(input("Số phút: "));

so_giay = int(input("Số giây: "));

ss = ((so_ngay*24 + so_gio)*60 + so_phut)*60 + so_giay

print(ss, "giây")

D. so_ngay = int(input("Số ngày: "))

so_gio = int(input("Số giờ: "))

so_phut = int(input("Số phút: "))

so_giay = int(input("Số giây: "))

ss = so_ngay*24 + so_gio*60 + so_phut)*60 + so_giay

print(ss, "giây")

Câu 10: Em hãy viết chương trình đổi thời gian được tính bằng số giây được nhập vào từ bàn phím thành thời gian được tính bằng ngày, giờ, phút, giây

A. ss = int(input("Thời gian tính bằng số giây: "))

songay = ss//86400

sogiay = ss%86400

sogio = sogiay//3600

sogiay = sogiay%3600

sophut = sogiay//60

sogiay = sogiay%60

print(ss, “giây =”, songay, "ngày", sogio, “giờ”, sophut, "phút”,

sogiay, "giây")

B. ss = int(input("Thời gian tính bằng số giây: "))

songay = ss//86400

sogiay = ss%86400

sogio = sogiay//3600

sophut = sogiay//60

print(ss, “giây =”, songay, "ngày", sogio, “giờ”, sophut, "phút”,

sogiay, "giây")

C. ss = int(input("Thời gian tính bằng số giây: "))

songay = ss//86400

sogiay = ss%86400

sogio = sogiay//3600

sogiay = sogiay%3600

sophut = sogiay//60

sogiay = sogiay%60

print[ss, “giây =”, songay, "ngày", sogio, “giờ”, sophut, "phút”,

sogiay, "giây"]

D. ss = int(input("Thời gian tính bằng số giây: "));

songay = ss//86400;

sogio = sogiay//3600;

sophut = sogiay//60;

print(ss, “giây =”, songay, "ngày", sogio, “giờ”, sophut, "phút”,

sogiay, "giây");

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Trung bình mỗi người dân cần có a kg gạo để ăn, chế biến phục vụ chăn nuôi trong một năm. Để đảm bảo an ninh lương thực, tổng số gạo dữ trữ trong các kho của nhà nước chia cho đầu người phải lớn hơn hoặc bằng a kg.

Một nước có số dân là b thì cần dự trữ tối thiểu bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Em hãy viết chương trình nhập từ bàn phím hai số a, b và đưa ra màn hình khối lượng gạo tối thiểu cần dự trữ.

A. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))

b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))

print("Số gạo cần dự trữ là: ", b*a)

B. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))

b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))

print("Số gạo cần dự trữ là: b*a”)

C. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: ")

b = int(input("Nhập số người dân của một nước: ")

print("Số gạo cần dự trữ là: ", b*a)

D. a = int(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))

b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))

print("Số gạo cần dự trữ là: ", “b*a”)

Câu 2: Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên a và b, tính và đưa ra màn hình ước chung lớn nhất của hai số đó

A. a = int(input("Nhập a: "))

b = int(input("Nhập b: "))

print("Ước chung lớn nhất là: ", math(a, b))

B. a = int(input("Nhập a: "))

b = int(input("Nhập b: "))

print("Ước chung lớn nhất là: ", math.ucl(a, b))

C. a = int(input("Nhập a: "))

b = int(input("Nhập b: "))

print("Ước chung lớn nhất là: ", math.gcd(a, b))

D. a = int(input("Nhập a: "))

b = int(input("Nhập b: "))

print("Ước chung lớn nhất là: ", a*b)

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Viết chương trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v (m/s) khi chạm mặt đất của một vật rơi tự do từ độ cao h, biết rằng v =  , trong đó g là gia tốc trọng trường (g ≈ 9.8 ). Độ cao h tính theo mét được nhập từ bàn phím.

A. import math

h = float(input("Nhập chiều cao h "))

v = math.sqrt(2 * 9,8 * h)

print("Vận tốc ",v)

B. import math

g = 9.8

h = float(input("Nhập chiều cao h "))

v = math.sqrt(2 * g * h)

print("Vận tốc ",v)

C. import math

g = 9.8

h = float(input("Nhập chiều cao h ")

v = math.sqrt(2 * g * h)

print("Vận tốc ",v)

D. import math

g = 9.8

h = float(input("Nhập chiều cao h "))

v = math.sqrt(2 * g * h)

print("Vận tốc "v)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay