Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐF Bài 4:Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF Bài 4:Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 4: CÁC KIỂU DỮ LIỆU SỐ VÀ CÂU LỆNH VÀO – RA ĐƠN GIẢN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15câu)

Câu 1: Câu lệnh type() của Python cho ta biết

A. Độ dài của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. 

B. Số ô nhớ của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. 

C. Kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.  

D. Tập hợp số biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. 

Câu 2: Khi thực hiện chương trình, dữ liệu sẽ được nhập vào từ

A. Bàn phím.  

B. Tệp ở thiết bị ngoài.

C. Cả A và B đều đúng.  

D. Cả A và B đều sai. 

Câu 3: Câu lệnh dán giá trị cho một biến vào từ bàn phím có dạng

A. Biến = input(dòng thông báo)

B. Biến = input[dòng thông báo]

C. Biến = input{dòng thông báo}

D. Biến = input<dòng thông báo>.

Câu 4: Trong câu lệnh gán giá trị cho một biến vào từ bàn phím, dòng thông báo có tác dụng

A. Quy định kiểu dữ liệu của biến được nhập vào.  

B. Nhắc người dùng biết cần nhập gì.

C. Quy định độ dài biến được nhập vào.

D. Nhắc người dùng chú ý kiểu dữ liệu. 

Câu 5: Câu lệnh chuyển dữ liệu nhập vào sang kiểu số nguyên

A. int()

B. float()

C. inint()

D. infloat()

Câu 6: Dữ liệu nhập vào từ bàn phím có dạng

A. Số nguyên.

B. Xâu kí tự.

C. Số thực. 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 

Câu 7: Những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình là

A. Dữ liệu gốc  

B. Biến cố định  

C. Hằng  

D. Count  

Câu 8: Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là

A. Biến=input()

B. Biến=(input(dòng thông báo)

C. Biến=float(input(dòng thông báo))

D. Biến=int(input(dòng thông báo))

Câu 9: Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là

A. Biến=input()

B. Biến=(input(dòng thông báo)

C. Biến=int(input(dòng thông báo))

D. Biến=float(input(dòng thông báo))

Câu 10: Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là

A. print danh sách biểu thức

B. print(danh sách biểu thức)

C. print(‘danh sách biểu thức’)

D. print()

Câu 11: Câu lệnh print() có thể hiển thị được những nội dung

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Xâu kí tự.

C. Số nguyên.

D. Biến số.  

Câu 12: Trong câu lệnh print(danh sách biểu thức), danh sách biểu thức cách nhau bởi dấu

A. Dấu cách.  

B. Dấu phẩy.

C. Dấu hai chấm.

D. Dấu chấm phẩy.   

Câu 13: Trong những biến sau, tên biến nào đặt sai quy tắc

A. x y.

B. x12. 

C. _xx.

D. X56.

Câu 14: Để nhập từ bàn phím biến a kiểu nguyên ta viết

A. a=int()

B. a=int(input(‘n=’))

C. a=float(input(‘n=’))

D. a=input(‘n=’)

Câu 15: Để nhập từ bàn phím biến b kiểu thực ta viết

A. b=input(‘n=’)

B. b=int(input(‘n=’))

C. b=float(input(‘n=’))

D. b=int()

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho đoạn chương trình

a=3.4

print(type(a))

Kết quả trên màn hình là

A. int   

B. float

C. str  

D. bool

Câu 2: Gọi s là diện tích tam giác ABC, để đưa giá trị của s ra màn hình ta viết

A. print s

B. print(‘s’)

C. print:s

D. print(s)

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây đúng

A. Python quy định mỗi câu lệnh nên được viết trên một dòng riêng biệt, kết thúc bằng dấu chấm phẩy.

B. Trong Python các câu lệnh nên được viết trên một dòng.

C. Python quy định mỗi câu lệnh nên được viết trên một dòng riêng biệt.

D. Python quy định các câu lệnh nên được viết trên một dòng, kết thúc bằng dấu chấm

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng

A. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal.

B. Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí.

C. Python yêu cầu sử dụng dấu ; khi kết thúc câu lệnh.

D. Tất cả các biến dùng trong chương trình không cần phải đặt tên.

Câu 5: Để tính tổng s của hai số 5 và 6, s thuộc kiểu dữ liệu

A. bool.

B. str.

C. float.

D. int.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Ở cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình.

B. Ở cửa sổ Code để viết đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình thì không cần lệnh print()

C. Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là print(danh sách biểu thức)

D. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.

Câu 7: Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây là

a=16

x=math.sqrt(a)

A. 8

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 8: Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây là

a=16

b=17

x=abs(a-b)

A. 0

B. 5

C. 1

D. -1

Câu 9: Lệnh nào sau đây sẽ trả lại xâu kí tự

A. str(150)

B. int(“1110”)

C. float(“15.0”)

D. float(7)

Câu 10: Lệnh nào sau đây không thực hiện xâu là biểu thức toán

A. int(), float()

B. str(), int()

C. str(), float

D. type()

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Viết chương trình thực hiện nhập từ bàn phím hai số nguyên b, c là độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác ABC, tính và đưa ra màn hình

- Diện tích tam giác

- Độ dài cạnh huyền

A. import math

b = int(input("Nhập cạnh b: "))

c = int(input("Nhập cạnh c: "))

print("Diện tích tam giác: ", b*c/2)

print("Độ dài cạnh huyền: ", math.sqrt(b*b+c*c))

B. b = int(input(Nhập cạnh b: ))

c = int(input(Nhập cạnh c: ))

print("Diện tích tam giác: ", b*c/2)

print("Độ dài cạnh huyền: ", math.sqrt(b*b+c*c))

C. import math

b = int(input("Nhập cạnh b: "))

c = int(input("Nhập cạnh c: "))

print("Diện tích tam giác: b*c/2”)

print("Độ dài cạnh huyền: math.sqrt(b*b+c*c”))

D. b = int(input("Nhập cạnh b: "))

c = int(input("Nhập cạnh c: "))

print("Diện tích tam giác: ", “b*c/2”)

print("Độ dài cạnh huyền: ", “math.sqrt(b*b+c*c”))

Câu 2: Số phát biểu đúng là

(1)  Để tính toán, các ngôn ngữ lập trình bậc cao không phân biệt kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.

(2)  Trong Python, câu lệnh n = int(input(‘n=’)) cho nhập vào một số thực từ bàn phím.

(3)  Trong Python, với câu lệnh input() có thể nhập dữ liệu cùng với thông báo hướng dẫn.

(4)  Trong Python mỗi câu lệnh print() chỉ đưa ra được giá trị của một biến.

A. 3

B. 2

C. 1

D. 0

Câu 3: Viết chương trình nhập giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo ra màn hình thời gian ss giây sau khi đổi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây

A. ss = float(input("Nhập số giây: "))

x = ss/86400

y = (ss - x*86400)/3600

z = (ss - x*86400 - y*3600)/60

t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60

print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")

B. ss = int(input(Nhập số giây: ))

x = ss//86400

y = ss //3600

z = ss//60

t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60

print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")

C. ss = int(input(" Nhập số giây: "))

x = ss%86400

y = (ss - x*86400)%3600

z = (ss - x*86400 - y*3600)%60

t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60

print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")

D. ss = int(input("Nhập số giây: "))

x = ss//86400

y = (ss - x*86400)//3600

z = (ss - x*86400 - y*3600)//60

t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60

print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

 

Câu 1:Tính số bàn học. Trường mới đẹp và rộng hơn trường cũ, số phòng học cũng nhiều hơn so với trước. Nhà trường dự định tuyển thêm học sinh cho ba lớp mới với số lượng học sinh mỗi lớp tương ứng là a, b, c. Cần mua bàn cho các lớp mới này. Mỗi bàn học có không quá hai chỗ ngồi cho học sinh. Xác định số lượng bàn tối thiểu cần mua. Em hãy viết chương trình giải quyết bài toán trên. Dữ liệu được nhập vào từ bàn phím. Kết quả được đưa ra màn hình.

A. a = int(input("a= "))

b = int(input("b= "))

c = int(input("c= "))

kq = a//2 + b//2 + c//2

print("Số bàn tối thiểu cần mua: ", kq)

B. a = int(input("a= "))

b = int(input("b= "))

c = int(input("c= "))

kq = a//2 + a%2 + b//2 + b%2 + c//2 + c%2

print("Số bàn tối thiểu cần mua: ", kq)

C. a = int(input("a= "))

b = int(input("b= "))

c = int(input("c= "))

kq = a//2 + a%2 + b//2 + b%2 + c//2 + c%2

print("Số bàn tối thiểu cần mua: kq”)

D. a = int(input("a= "));

b = int(input("b= "));

c = int(input("c= "));

kq = a//2 + a%2 + b//2 + b%2 + c//2 + c%2;

print("Số bàn tối thiểu cần mua: ", kq);

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay