Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐD Bài 1:Tuân thủ pháp luật trong môi trường số
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐD Bài 1:Tuân thủ pháp luật trong môi trường số_Cánh diều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: “Quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hóa (gọi tắt là tác phẩm) của mình” là
A. Quyền sở hữu trí tuệ.
B. Quyền sở hữu.
C. Quyền tác giả.
D. Bản quyền.
Câu 2: Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng cho
A. Những sản phẩm đã được số hóa.
B. Các sản phẩm kĩ thuật số.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Trong bài viết của mình, có thể sử dụng những bức ảnh và lời bình của người khác với điều kiện
A. Không làm sai ý tác giả và có trích dẫn một cách hợp lí.
B. Đã xin phép tác giả và ghi nguồn.
C. Không làm thay đổi nội dung ban đầu của tác phẩm.
D. Không tự ý chỉnh sửa bức ảnh, lời bình và đã xin phép tác giả.
Câu 4: Thông tin cá nhân của một người khi lưu trữ và giao tiếp một cách bất cẩn trong môi trường số có thể bị
A. Bị sai lệch.
B. Bị kẻ xấu thu thập, đánh cắp.
C. Bị biến mất.
D. Bị lan truyền trên mạng xã hội.
Câu 5: Biện pháp an ninh để bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số là
A. Tất cả những đáp án dưới đây đều đúng.
B. Sử dụng mật khẩu mạnh.
C. Sử dụng các phần mềm diệt virus để chống lại những phần mềm độc hại lan truyền đến máy tính.
D. Tự ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của mình, đồng thời chú ý giữ gìn, không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của người khác.
Câu 6: Chúng ta không nên like, share, comment các nội dung
A. Liên quan đến chính phủ và chính trị.
B. Sai sự thật, lời lẽ thiếu văn hóa hay câu chuyện phi đạo đức.
C. Liên quan đến công an và luật pháp.
D. Liên quan đến các nước khác.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Hành vi nào dưới đây là chia sẻ thông tin không an toàn và có thể vi phạm pháp luật
A. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
B. Chia sẻ bất kì thông tin nào mà mình thích.
C. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.
D. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...).
Câu 2: Đâu là dấu hiệu của những trò lừa đảo trên Internet
A. Những lời quảng cáo đánh vào lòng tham vật chất.
B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó yêu cầu nộp tiền.
C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,…
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Tại sao không nên sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền
A. Bởi nếu làm vậy máy tính có thể bị hỏng.
B. Bởi nếu làm vậy những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng.
C. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền.
D. Bởi vì quá trình đó quá phức tạp và có thể xảy ra lỗi.
Câu 4: Việc nào dưới đây bị phê phán
A. Xem tin tức trên các trang báo điện tử chính thống.
B. Phát tán những nội dung (hình ảnh, video, câu chuyện,…) đồi trụy trên các nền tảng mạng xã hội.
C. Like, comment bài viết chúc mừng sinh nhật bạn.
D. Like, share, comment các bài viết về nghị lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Câu 5: Việc nào dưới đây không bị phê phán
A. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường.
B. Sao chép phần mềm không có bản quyền.
C. Like, share, comment các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng.
D. Thay đổi mật khẩu facebook của mình khi nhận được thông báo có phiên đăng nhập trên địa chỉ lạ.
Câu 6: Để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi chia sẻ thông tin trong môi trường số, cần lưu ý
A. Tùy tiện đăng tải thông tin cá nhân của người khác trên các nền tảng mạng xã hội.
B. Có những hiểu biết cơ bản về các quy định của pháp luật liên quan tới bản quyền, thông tin cá nhân và việc chia sẻ thông tin trong môi trường số.
C. Đăng nhập các tài khoản trên máy tính lạ, ngay cả khi mạng không đáng tin cậy.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi chia sẻ thông tin trong môi trường số, cần lưu ý
A. Tôn trọng thông tin cá nhân của người khác.
B. Tôn trọng bản quyền sản phẩm thông tin của người khác.
C. Thực hiện những biện pháp an ninh như sử dụng mật khẩu mạnh, phần mềm diệt virus.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào
A. Người lập trình.
B. Người đầu tư.
C. Người mua quyền sử dụng.
D. Người mua quyền tài sản.
Câu 9: Có một truyện ngắn, tác giả để trên website để mọi người có thể đọc. Hành vi nào sau đây là vi phạm bản quyền
A. Ghi ra đĩa CD tặng cho các bạn.
B. Tải về máy của mình để đọc.
C. Đăng tải đường link trên trang Facebook của mình cho mọi người tìm đọc.
D. Giới thiệu website và tên truyện để mọi người cùng đọc.
Câu 10: Đâu không phải một chiêu trò lừa đảo qua mạng
A. Những tin nhắn tự động từ các page, ngay cả khi không có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm.
B. Những bài tuyển dụng việc nhẹ lương cao, phải cọc tiền, phải đăng kí mở thẻ ngân hàng,…
C. Những cuộc gọi từ các cơ quan hành pháp để đe dọa, nói nạn nhân liên quan đến các vụ án, đề nghị cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra, gợi ý nộp tiền để “chạy tội”.
D. Những tin nhắn vay tiền từ bạn bè, số tiền được yêu cầu gửi qua một số tài khoản lạ.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Trên một số đồ dùng, chúng ta thường gặp kí hiệu sau, kí hiệu đó có ý nghĩa gì
A. Bản quyền.
B. Nhãn hiệu.
C. Đã được đăng kí bảo hộ với cơ quan pháp luật.
D. Sản phẩm tiết kiệm điện.
Câu 2: Đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là
A. 039 219 4040.
B. 039 211 4053.
C. 069 219 4053.
D. 069 211 4040.
Câu 3: Ta có các Điểm sau
b) Trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong trong tác phẩm của mình;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kì hình thức nào.
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung cấm.
Các Điểm nào trên đây thuộc Khoản 1 (Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao) Theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung bởi luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019)
A. Điểm d, e, h.
B. Điểm b, d, h.
C. Điểm b, e, h.
D. Điểm b, d, e.
Câu 4: Ta có các Khoản sau
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Các Khoản nào trên đây thuộc Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung bởi luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019) qui định về Hành vi xâm hại quyền tác giả
A. Khoản 2, 3, 5.
B. Khoản 1, 2, 5.
C. Khoản 1, 2, 3.
D. Khoản 1, 3, 5.
Câu 5: Điều 11, nghị định 131/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt tiền từ
A. 3 000 000 đồng đến 5 000 000 đồng.
B. 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.
C. 10 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng.
D. 20 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng.
Câu 6:Nếu một vài thông tin cá nhân của em như họ tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà rơi vào tay kẻ xấu thì em và gia đình có thể gặp phải những nguy cơ gì
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Những email lừa đảo, email rác trong hòm thư.
C. Bị mạo danh để đe doạ tống tiền, lừa gạt người thân, bạn bè.
D. Mạo danh công an, ngân hàng để đe doạ em.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1:Trang web của một công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến có đăng bản giới thiệu về trò chơi. Nội dung bài giới thiệu và các video minh họa được dịch và lấy từ trang web của nhà sản xuất game nước ngoài. Công ty chưa liên hệ để xin phép nhà sản xuất đó. Vậy công ty đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ tại các khoản nào của Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi bổ sung năm 2019)
A. Khoản 1, 8, 10.
B. Khoản 7, 8, 10.
C. Khoản 1, 8, 11.
D. Khoản 7, 9, 10.
Câu 2:Em viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về hội thi đánh cờ ở làng A trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình của tác giả Nguyễn Văn B đăng trên báo điện tử X. Nội dung lời bình của tác giả Nguyễn Văn B là “Hội thi đánh cờ ở làng A diễn ra vào mùa xuân, là một ví dụ về những phong tục văn hoá đẹp từ xa xưa của làng quê Việt Nam”. Theo em, cách viết nào đưới đây là phù hợp cho bài viết của em
A. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa xuân ở làng quê Việt Nam xưa mà nay đã không còn nữa. Nguồn: Báo điện tử X”.
B. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một nét văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: http s://www…)”.
C. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp nhưng đang bị mai một dần bởi quá trình đô thị hoá (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm...).”
D. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa thu ở làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B)”.
=> Giáo án tin học 10 cánh diều bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số (2 tiết)