Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐF Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNHBÀI 6: CÂU LỆNH RẼ NHÁNH
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10câu)
Câu 1: Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo thì cần cấu trúc
A. Phân bổ.
B. Lựa chọn.
C. Rẽ nhánh.
D. Lặp.
Câu 2: Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là
A. Một biểu thức số học.
B. Một biểu thức nhận giá trị logic 0 hoặc 1.
C. Một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.
D. Một biểu thức so sánh.
Câu 3: Đâu là phép tính logic
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng
B. and
C. not
D. or
Câu 4: Python cung cấp bao nhiêu câu lệnh rẽ nhánh
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng
A. if <điều kiện>:
B. if <điều kiện>;
C. if(điều kiện):
D. if():
Câu 6: Câu lệnh rẽ nhánh if-else trong chương trình Python có dạng
A. if<điều kiện>:
B. if<điều kiện>:
else:
C. if<điều kiện>:
else<kết quả>
D. if<điều kiện>
else
Câu 7: Trong Python, câu lệnh if sẽ thực hiện khi
A. <Điều kiện> khác 0.
B. <Điều kiện> bằng 0.
C. <Điều kiện> đúng.
D. <Điều kiện> sai.
Câu 8: Trong Python, với cấu trúc if – else thì được thực hiện khi
A. Điều kiện khác 0.
B. Điều kiện bằng 0.
C. Điều kiện đúng.
D. Điều kiện sai.
Câu 9: Cho biểu thức logic x and y. Biểu thức nhận giá trị True khi nào
A. Cả x và y đều nhận giá trị False.
B. x nhận giá trị False, y nhận giá trị True.
C. x nhận giá trị True, y nhận giá trị False.
D. Cả x và y đều nhận giá trị True.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh
A. A + B
B. A > B
C. N // 100
D. “A nho hon B”
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Trong Python, đối với cấu trúc if hoặc if-else thì câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết như thế nào
A. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và không cần viết thẳng hàng với nhau.
B. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
C. Chỉ lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện khi có nhóm lệnh.
D. Viết thẳng hàng so với điều kiện.
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau
Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là
A. Thiều dấu chấm sau mỗi câu lệnh.
B. Không viết hoa chữ cái đầu của mỗi dòng.
C. Không có dấu kết thúc câu.
D. Nhóm lệnh không lùi vào một số vị trí so với dòng chứa điều kiện.
Câu 3: Cho đoạn chương trình sau
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 4: Cho đoạn chương trình sau
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là
A. Lỗi
B. 0
C. 1
D. 3
Câu 5: Phát biểu đúng khi nói về biểu thức x or y là
A. Đảo giá trị của x và y cho nhau
B. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.
C. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Các ngôn ngữ lạp trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
B. Điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh có thể là phép gán.
C. Trong cấu trúc if hoặc if-else câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
D. Câu lệnh rẽ nhánh trong Python có 2 dạng cơ bản là if và if-else.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh nhận giá trị logic.
B. Trong một khối lệnh các câu lệnh phải được viết thẳng hàng với nhau.
C. Trong câu lệnh if – else, câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện nhận giá trị đúng.
D. Câu lệnh hay nhóm câu lệnh trong câu lệnh if luôn luôn được thực hiện.
Câu 8: Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True
A. x+10 >= y+7
B. (x>2*y) or (x+y >20)
C. (x%5==0) and (y%2==0)
D. 4*x=3*y
Câu 9: Để kiểm tra số nguyên n là số chẵn hay lẻ ta sử dụng điều kiện
A. n%2==0
B. n//2==0
C. n%2=0
D. n//2=0
Câu 10: Cho đoạn chương trình
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị f là
A. 13
B. 14
C. 4
D. 10
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Viết chương trình để nhập từ bàn phím hai số nguyên a và b, đưa ra màn hình thông báo “Positive” nếu a + b > 0, “Negative” nếu a + b < 0 và “zero” nếu a + b = 0
A. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
if a + b > 0:
print("Positive")
elif a + b < 0:
print("Negative")
else:
print("Zero")
B. a = int(input("Nhập a: ")
b = int(input("Nhập b: ")
if a + b > 0:
print("Positive")
elif a + b < 0:
print("Negative")
else:
print("Zero")
C. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
if a + b > 0:
print(Positive)
elif a + b < 0:
print(Negative)
else:
print(Zero)
D. a = int(input("Nhập a: "));
b = int(input("Nhập b: "));
if a + b > 0:
print("Positive");
elif a + b < 0:
print("Negative");
else:
print("Zero");
Câu 2: Giá bán cam tại siêu thị tính như sau: nếu khối lượng cam mua dưới 5kg thì giá bán là 12 000 đồng/kg, nếu khối lượng mua lớn hơn hoặc bằng 5 kg thì giá bán là 10 000 đồng/kg. Viết chương trình nhập số lượng mua (tính theo kg) sau đó tính số tiền phải trả
A. x = int(input("Nhập khối lượng cam mua:")
if x < 5:
print( "Số tiền phải trả là:", x * 12000, "đồng")
else:
print( "Số tiền phải trả là:", x * 10000, "đồng")
B. x = int(input("Nhập khối lượng cam mua:"))
if x < 5
print( "Số tiền phải trả là:", x * 12000, "đồng")
else
print( "Số tiền phải trả là:", x * 10000, "đồng")
C. x = int(input("Nhập khối lượng cam mua:"))
if x < 5:
print( "Số tiền phải trả là:", x * 12000, "đồng")
else:
print( "Số tiền phải trả là:", x * 10000, "đồng")
D. x = int(input("Nhập khối lượng cam mua:"))
if x < 5:
print( "Số tiền phải trả là:", x * 10000, "đồng")
else:
print( "Số tiền phải trả là:", x * 12000, "đồng")
Câu 3: Năm n là năm nhuận nếu giá trị n thỏa mãn điều kiện: n chia hết cho 400 hoặc n chia hết cho 4 đồng thời không chia hết cho 100. Viết chương trình nhập số năm n và cho biết n có phải là năm nhuận hay không
A. n = int(input( "Nhập năm: ")
if n%400 == 0 or (n%4 == 0 or n%100 != 0):
print ("Năm", n, "là năm nhuận")
else:
print("Năm", n, "không phải là năm nhuận")
B. n = int(input( "Nhập năm: "))
if n%400 == 0 or (n%4 == 0 and n%100 != 0)
print ("Năm", n, "là năm nhuận")
else
print("Năm", n, "không phải là năm nhuận")
C. n = int(input( "Nhập năm: "))
if n%400 == 0 or (n%4 == 0 or n%100 != 0):
print ("Năm", n, "là năm nhuận")
else:
print("Năm", n, "không phải là năm nhuận")
D. n = int(input( "Nhập năm: "))
if n%400 == 0 or (n%4 == 0 and n%100 != 0):
print ("Năm", n, "là năm nhuận")
else:
print("Năm", n, "không phải là năm nhuận")
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1:Năm nhuận là những năm chia hết cho 400 hoặc là những năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100. Đặc biệt, những năm chia hết cho 3328 được đề xuất là năm nhuận kép. Với số nguyên dương n nhập từ bàn phím, em hãy đưa ra màn hình thông báo: “Không là năm nhuận” nếu n không phải là năm nhuận; “Năm nhuận” nếu n là năm nhuận và “Năm nhuận kép” nếu n là năm nhuận kép.
A. n = int(input("Nhập n: "))
if (n % 400 == 0) or (n % 4 ==0 and n % 100 != 0 and n % 400 != 0):
print("Năm nhuận")
else:
print("Không là năm nhuận")
B. n = int(input("Nhập n: "))
if (n % 400 == 0) or (n % 4 ==0 and n % 100 != 0 and n % 400 != 0):
if n % 3328 == 0:
print("Năm nhuận kép")
else:
print("Năm nhuận")
else:
print("Không là năm nhuận")
C. n = int(input("Nhập n: ")
if (n % 400 == 0) or (n % 4 ==0 and n % 100 != 0 and n % 400 != 0)
if n % 3328 == 0
print("Năm nhuận kép")
else
print("Năm nhuận")
else
print("Không là năm nhuận");
D. n = int(input("Nhập n: "));
if (n % 400 == 0) or (n % 4 ==0 and n % 100 != 0 and n % 400 != 0):
if n % 3328 == 0:
print("Năm nhuận kép");
else:
print("Năm nhuận");
else:
print("Không là năm nhuận");
=> Giáo án tin học 10 cánh diều bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (2 tiết)