Phiếu trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 kết nối ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật lập trình (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật lập trình (P1). Hướng nghiệp với tin học (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6

 

Câu 1: Độ phức tạp của thuật toán không đo lường điều gì?

  1. Thời gian thực thi
  2. Khối lượng dữ liệu đầu vào
  3. Tài nguyên sử dụng (bộ nhớ, CPU, mạng, v.v.)
  4. Khối lượng dữ liệu đầu ra

 

Câu 2: Độ phức tạp thời gian của một thuật toán thường được biểu diễn dưới dạng nào?

  1. Công thức toán học
  2. Biểu đồ
  3. Ký hiệu "Big O" (O-notation)
  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 3: Đánh giá độ phức tạp thời gian của một thuật toán không thông qua khái niệm nào?

  1. Độ phức tạp thời gian tốt nhất
  2. Độ phức tạp thời gian trung bình
  3. Độ phức tạp thời gian xấu nhất
  4. Độ phức tạp thời gian dài nhất

 

Câu 4: Trong ký hiệu "Big O", O(n) đại diện cho độ phức tạp thời gian nào?

  1. Độ phức tạp thời gian tốt nhất
  2. Độ phức tạp thời gian trung bình
  3. Độ phức tạp thời gian xấu nhất
  4. Độ phức tạp thời gian trung bình và xấu nhất

 

Câu 5: Độ phức tạp không gian của một thuật toán đo lường điều gì?

  1. Số lần so sánh
  2. Số lần gán giá trị
  3. Số lượng bộ nhớ sử dụng
  4. Tất cả các phương án trên

 

Câu 6: Thư viện chương trình là:

  1. tập hợp các hàm được đặt trong các mô đun độc lập để dùng chung cho nhiều chương trình khác nhau.
  2. các lệnh import có chức năng đưa thư viện vào bộ nhớ
  3. đặt tệp chương trình này cùng thư mục với tệp thư viện
  4. các hàm thư viện được viết một lần và sử dụng nhiều lần

 

Câu 7: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện như thế nào?

  1. So sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  2. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  3. So sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với phần tử kế tiếp, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  4. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị kế tiếp, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

 

Câu 8: Các bước giải bài toán trên máy tính được tiến hành theo thứ tự nào sau đây:

  1. Xác định bài toán – Lựa chọn thuật toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu
  2. Xác định bài toán – Viết chương trình – Lựa chọn thuật toán – Viết tài liệu
  3. Lựa chọn thuật toán – Xác định bài toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu
  4. Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu

 

Câu 9: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình là:

  1. quá trình chi tiết hóa từ ý tưởng của các bước trước thành những hành động cụ thể hơn ở các bước sau.
  2. thực hiện thiết kế thuật toán và chương trình bằng phương pháp
  3. chia việc thiết kế thành từng bước và thực hiện lần lượt các bước
  4. mỗi bước lớn có thể được chia thành nhiều bước nhỏ hơn để giải quyết độc lập

 

Câu 10: Mỗi mô đun có thể là:

  1. một số hàm hoặc thủ tục độc lập
  2. một hàm riêng biệt
  3. một thủ tục
  4. các hàm và thủ tục con

 

Câu 11: Mỗi bài toán được đặc tả bởi mấy thành phần:

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

 

Câu 12: Chương trình chính là:

  1. một bản ghép riêng biệt
  2. một bản ghép nối các hàm và thủ tục con
  3. một thủ tục
  4. các hàm và thủ tục con

Câu 13: Định nghĩa sau là của thuật toán sắp xếp nào?

“Thuật toán thực hiện lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kề trong một dãy số nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp”.

  1. Sắp xếp chọn.
  2. Sắp xếp nổi bọt.
  3. Sắp xếp chèn.
  4. Sắp xếp nhanh.

 

Câu 14: Viết chương trình là?

  1. Biểu diễn thuật toán
  2. Dùng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt bài toán
  3. Dùng ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu thích hợp để diễn tả thuật toán
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 15: Thiết kế thuật toán và chương trình theo mô đun có các ưu điểm sau:

  1. Chương trình ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu.
  2. Các mô đun được thiết lập một lần và sử dụng nhiều lần.
  3. Dễ dàng bổ sung các mô đun mới
  4. Dễ dàng nâng cấp, thay đổi, chỉnh sửa mà không mất công sửa lại toàn bộ chương trình.
  5. Có thể chia sẻ trong môi trường làm việc nhóm, ví dụ phân công mỗi người một công việc
  6. 1,2,3,4
  7. 1,2,4,5
  8. 1,2,3,5
  9. 1,2,3,4,5

Câu 15: Trong Python, lệnh import có chức năng:

  1. tập hợp các hàm được đtặ trong các mô đun độc lập để dùng chung cho nhiều chương trình khác nhau.
  2. đưa thư viện vào bộ nhớ để sẵn sàng sử dụng
  3. đặt tệp chương trình này cùng thư mục với tệp thư viện
  4. các hàm thư viện được viết một lần và sử dụng nhiều lần

 

Câu 16: Tìm đáp án đúng nhất khi nói về thuật toán sắp xếp nổi bọt

  1. Thực hiện việc đổi chỗ 2 số liền kế trong một dãy số.
  2. Thực hiện lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kế trong một dãy số nếu chúng bị sai thứ tự cho đến khi được sắp xếp.
  3. Thực hiện so sánh số thứ nhất với các số còn lại trong dãy rồi đổi chỗ, các số còn lại tương tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
  4. Chia nhỏ dãy số ra và sắp xếp từng phần.

 

Câu 17: Có mấy công đoạn chính của quá trình phát triển phần mềm?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 18: Tình huống nào sau đây cần có nguồn nhân lực phát triển phần mềm?

  1. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh.
  2. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn có thêm nguồn nhân lực.
  3. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường kinh doanh.
  4. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản xuất.

Câu 19: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

  1. Khi phát triển phần mềm thì mỗi người làm nghề đều phải thực hiện tất cả các công đoạn chính là: phân tích hệ thông, thiết kế phần mềm, lập trình và kiểm thử.
  2. Khi phát triển phần mềm mỗi người chỉ thực hiện được nhiều nhất không quá hai công đoạn nêu ở câu A.
  3. Nhu cầu phát triển phần mềm ngày một gia tăng là do mỗi doanh nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất, kinh doanh.
  4. Các nhà phát triển phần mềm chỉ có duy nhất một công việc là phát triển các phần mềm thương mại mới.

 

Câu 20: Công đoạn thiết kế phần mềm là:

  1. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
  2. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
  3. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
  4. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.

 

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây về kiểu mảng một chiều là phù hợp?

  1. Là một tập hợp các số nguyên
  2. Độ dài tối đa của mảng là 255
  3. Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu
  4. Mảng không thể chứa kí tự

 

 

Câu 22: Mỗi node sẽ có dữ liệu khóa (key) là:

  1. thông tin chính và thông tin next để kết nối sangt phần tử tiếp theo của danh sách
  2. đầu của mỗi danh sách liên kết
  3. có thể thiết lập các hàm tìm kiếm
  4. bổ sung hoặc xóa thông tin trên danh sách liên kết

Câu 23: Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?

  1. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
  2. Di chuyển số nhỏ nhất về cuối danh sách.
  3. Di chuyển số lớn nhất về đầu danh sách.
  4. Cả ba đáp án trên đều sai.

 

Câu 24: Tình huống nào sau đây cần có nguồn nhân lực phát triển phần mềm?

  1. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh.
  2. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn có thêm nguồn nhân lực.
  3. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường kinh doanh.
  4. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản xuất.

 

 

Câu 25: Thuật toán sắp xếp chọn là:

  1. thực hiện vòng lặp duyệt từ phần tử thứ hai đến cuối dãy.
  2. thực hiện vòng lặp với chỉ số i chạy từ 0 (phần tử đầu tiên) đến n – 2 (phần tử gần cuối).
  3. thực hiện nhiều vòng lặp, kiểm tra hai phần tử cạnh nhau, nếu chúng chưa sắp xếp đúng thì đổi chỗ.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học máy tính 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay