Phiếu trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 kết nối ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật lập trình (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật lập trình (P2). Hướng nghiệp với tin học (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6

 

Câu 1: Mảng 1 chiều trong Python được định nghĩa như thế nào?

  1. Một tập hợp các giá trị có cùng kiểu dữ liệu, được lưu trữ liên tiếp trong bộ nhớ.
  2. Một tập hợp các giá trị có cùng kiểu dữ liệu, được lưu trữ không liên tiếp trong bộ nhớ.
  3. Một tập hợp các giá trị có kiểu dữ liệu khác nhau, được lưu trữ liên tiếp trong bộ nhớ.
  4. Một tập hợp các giá trị có kiểu dữ liệu khác nhau, được lưu trữ không liên tiếp trong bộ nhớ.

 

Câu 2: Để khai báo một mảng 1 chiều trong Python, chúng ta sử dụng cú pháp nào sau đây?

  1. array()
  2. list()
  3. set()
  4. tuple()

 

Câu 3: Để truy cập phần tử thứ i trong một mảng 1 chiều, ta sử dụng cú pháp nào sau đây?

  1. array[i]
  2. list[i]
  3. set[i]
  4. tuple[i]

 

Câu 4: Mảng 2 chiều trong Python có ý nghĩa gì?

  1. Một tập hợp các mảng 1 chiều.
  2. Một tập hợp các giá trị có cùng kiểu dữ liệu, được lưu trữ liên tiếp trong bộ nhớ.
  3. Một tập hợp các mảng 1 chiều có số lượng phần tử bằng nhau.
  4. Một tập hợp các giá trị có kiểu dữ liệu khác nhau, được lưu trữ liên tiếp trong bộ nhớ.

 

Câu 5: Để khai báo một mảng 2 chiều trong Python, chúng ta sử dụng cú pháp nào sau đây?

  1. array()
  2. list()
  3. set()
  4. tuple()

 

Câu 6: Bước quan trọng nhất để giải một bài toán trên máy tính là

  1. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
  2. Viết chương trình
  3. Xác định bài toán
  4. Hiệu chỉnh

 

Câu 7: Mục đích của việc hiệu chỉnh là:

  1. Xác định lại Input và Output của bài toán
  2. Phát hiện và sửa sai sót
  3. Mô tả chi tiết bài toán
  4. Để tạo ra một chương trình mới

Câu 8: Thuật toán sắp xếp nổi bọt là:

  1. thực hiện vòng lặp duyệt từ phần tử thứ hai đến cuối dãy.
  2. thực hiện vòng lặp với chỉ số i chạy từ 0 (phần tử đầu tiên) đến n – 2 (phần tử gần cuối).
  3. thực hiện nhiều vòng lặp, kiểm tra hai phần tử cạnh nhau, nếu chúng chưa sắp xếp đúng thì đổi chỗ.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 9: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

  1. Khi phát triển phần mềm thì mỗi người làm nghề đều phải thực hiện tất cả các công đoạn chính là: phân tích hệ thông, thiết kế phần mềm, lập trình và kiểm thử.
  2. Khi phát triển phần mềm mỗi người chỉ thực hiện được nhiều nhất không quá hai công đoạn nêu ở câu A.
  3. Nhu cầu phát triển phần mềm ngày một gia tăng là do mỗi doanh nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất, kinh doanh.
  4. Các nhà phát triển phần mềm chỉ có duy nhất một công việc là phát triển các phần mềm thương mại mới.

Câu 10: Sau khi thực hiện vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số sau theo thứ tự tăng dần ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 19, 16, 18, 15

  1. 19, 16, 15, 18.
  2. 16, 19, 15, 18.
  3. 19, 15, 18, 16.
  4. 15, 19, 16, 18.

Câu 11: Thuật toán tối ưu là?

  1. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ…
  2. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán…
  3. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán…
  4. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán…

Câu 12: Trong các câu sau đây, những câu nào nào SAI

1) Không nhất thiết chỉ có nghề thiết kế và lập trình mới đòi hỏi người làm nghề phải có tính kiên trì, đam mê.

2) Muốn làm nghề thiết kế và lập trình nhất thiết phải thành thạo tiếng Anh.

3) Công nghệ số có tốc độ phát triển rất nhanh nên đòi hỏi người thiết kế và lập trình phải có khả năng tự học, sáng tạo.

4) Tất cả các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đều rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

  1. 1, 2, 4
  2. 1, 4
  3. 2, 3
  4. 2, 4

Câu 13: Dãy số sau thực hiện mấy vòng lặp khi thực hiện sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần?

Dãy ban đầu: 13, 14, 8, 9, 4, 5

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 14: Để khai báo số phần tử của mảng trong PASCAL, người lập trình cần:

  1. khai báo một hằng số là số phần tử của mảng
  2. khai báo chỉ số bắt đầu và kết thúc của mảng
  3. khai báo chỉ số kết thúc của mảng
  4. không cần khai báo gì, hệ thống sẽ tự xác định

Câu 15: Người theo nghành thiết kế và lập trình có những đặc điểm:

  1. Kiên trì, đam mê.
  2. Tư duy logic và chính xác.
  3. Khả năng tự học, sáng tạo, khả năng đọc hiểu tiếng anh.
  4. Tất cả những đặc điểm trên.

Câu 16: Các bước cần phải có khi giải bài toán trên máy tính là:

  1. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, diễn tả thuật toán, hiệu chỉnh, viết tài liệu
  2. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, viết tài liệu
  3. Xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu
  4. Xác định bài toán, viết thuật chọn, viết chương trình, viết tài liệu

Câu 17: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một số trong dãy thẻ số, sau bước Lật thẻ thứ nhất thì ta sẽ thực hiện bước nào?

  1. Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không?
  2. Kiểm tra: tất cả các thẻ số đã được lật?
  3. Đầu ra: thông báo vị trí tìm thấy.
  4. Kết thúc.

Câu 18: Các lệnh và đoạn chương tình sau cần chạy trong bao nhiêu đơn vị thời gian?

  1. 3 đơn vị thời gian
  2. 1 đơn vị thời gian
  3. 2 đơn vị thời gian
  4. 5 đơn vị thời gian

Câu 19: Trong các bước đã thực hiện của bài toán sắp xếp chèn ở trên, bước nào là đơn giản nhất theo nghĩa có thể thực hiện ngay bảng các lệnh lập trình.

  1. Chương trình hoàn chỉnh là bước đơn giản nhất
  2. Chương trình giải toán
  3. Chương trình tối ưu dữ liệu
  4. Chương trình đơn giản nhất

Câu 20: Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?

  1. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
  2. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
  3. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng
  4. Độ dài tối đa của mảng là 255

Câu 21: Khẳng định nào sau đây là sai?

  1. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ.
  2. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.
  3. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng.
  4. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân.

Câu 22: Khẳng định nào sau đây là sai?

  1. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ.
  2. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.
  3. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng.
  4. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân.

Câu 23: Đâu không là công cụ để kiểm thử chương trình?

  1. Công cụ in biến trung gian.
  2. Công cụ sinh các bộ dữ liệu test.
  3. Công cụ thống kê dữ liệu
  4. Công cụ điểm dừng trong phần mềm soạn thảo lập trình.

Câu 24: Thế nào là khai báo biến mảng gián tiếp?

  1. Khai báo mảng của các bản ghi
  2. Khai báo mảng xâu kí tự
  3. Khai báo mảng hai chiều
  4. Khai báo thông qua kiểu mảng đã có

Câu 25: Cấu trúc head là:

  1. thông tin chính và thông tin next để kết nối sangt phần tử tiếp theo của danh sách
  2. đầu của mỗi danh sách liên kết
  3. có thể thiết lập các hàm tìm kiếm
  4. bổ sung hoặc xóa thông tin trên danh sách liên kết

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học máy tính 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay