Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời Bài 18: Nguồn điện

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Nguồn điện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

BÀI 18: NGUỒN ĐIỆN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng

  1. hóa học.
  2. từ.
  3. nhiệt.
  4. quang.

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng.

  1. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.
  2. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.
  3. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.
  4. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

Câu 3: Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của

  1. hạt electron.                                                                                                      
  2. hạt notron.                                                                                                        
  3. có điện tích dương.                                                                                            
  4. hạt điện tích âm.

Câu 4: Trong dây dẫn kim loại, dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt

  1. điện tích dương.                                                                                                
  2. hạt proton.                                                                                                        
  3. hạt electron tự do.                                                                                              
  4. hạt điện tích âm.

Câu 5: Đơn vị của suất điện động là

  1. cu – lông.                                                                                                          
  2. ampe.                                                                                                                
  3. jun.                                                                                                                    
  4. vôn.

Câu 6: Hai điện cực trong pin điện hóa gồm

  1. hai vật dẫn điện khác bản chất.                                                                          
  2. hai vật dẫn điện cùng bản chất.
  3. hai vật cách điện cùng bản chất.                                                                         
  4. một vật dẫn điện, một vật cách điện.

Câu 7: Công thức xác định suất điện động của nguồn là

  1. E =
  2. E = A.q.                                                                                                            
  3. E = I.t.                                                                                                              
  4. E = Aq.Δt

Câu 8: Công của nguồn điện là

  1. lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1s.
  2. công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
  3. công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1s.
  4. công của dòng điện khi dịch chuyển một điện tích dương trong mạch kín.

Câu 9: Các lực lạ bên trong nguồn điện không thực hiện việc

  1. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
  2. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện.
  3. tạo ra các electron mới cho nguồn điện.
  4. làm các electron dịch chuyển cùng chiều điện trường bên trong nguồn điện.

Câu 10: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

  1. tích điện cho hai cực của nó.                                                                              
  2. dự trữ điện tích của nguồn điện.
  3. thực hiện công của nguồn điện.                                                                          
  4. tác dụng lực của nguồn điện.

Câu 11: Một nguồn điện có suất điện động là E , công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là

  1. A = E.q
  2. q = A.E
  3. E = q.A
  4. A = q2E

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Câu nào sau đây là sai?

  1. Trong dây dẫn kim loại, chiều dòng điện ngược chiều chuyển động của các êlectron tự do.
  2. Chiều dòng điện trong kim loại là chiều dịch chuyển của các ion dương.
  3. Chiều dòng điện quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích dương.
  4. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Câu 2: Khẳng định nào sau đây là sai?

  1. Điện giật là sự thể hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
  2. Nam châm điện là ứng dụng của tác dụng từ của dòng điện.
  3. Chạm vào dây dẫn điện mà không thấy quá nóng chứng tỏ dòng điện không có tác dụng nhiệt.
  4. Mạ điện là sự áp dụng trong công nghiệp tác dụng hóa học của dòng điện.

Câu 3: Câu nào sau đây là sai?

  1. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
  2. Đơn vị công cũng là đơn vị suất điện động.
  3. Suất điện động của nguồn điện bằng công để di chuyển điện tích dương 1 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn.
  4. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ để di chuyển một điện tích dương từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và độ lớn q của điện tích đó.

Câu 4: Dòng điện chạy qua dây dẫn của một camera có cường độ 50 μA. Số electron chạy qua dây dẫn mỗi giây là

  1. 3,75.1014hạt.
  2. 3,35.1014hạt.
  3. 3,125.1014hạt.
  4. 50.1015hạt.

Câu 5: Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

  1. 18.10–3C.                                                                                                         
  2. 2.10–3C.                                                                                                            
  3. 0,5.10–3C.                                                                                                         
  4. 1,8.10–3C.

Câu 6: Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 6 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là

  1. 1,5 mJ.                                                                                                              
  2. 6 mJ.                                                                                                                 
  3. 24 J.                                                                                                                  
  4. 4 J.

Câu 7: Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Biết thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là

  1. I = 1,2 A.                                                                                                          
  2. I = 2 A.                                                                                                             
  3. I = 0,2 A.                                                                                                           
  4. I = 12 A.

Câu 8: Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Điện lượng mà acquy đã dịch chuyển:

  1. 60 C.                                                                                                                 
  2. 6 C.                                                                                                                   
  3. 600 C.                                                                                                               
  4. 0,06 C.

Câu 9: Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?

  1. 25 C.                                                                                                                 
  2. 2,5 C.                                                                                                                
  3. 0,25 C.                                                                                                              
  4. 0,025 C.

Câu 10: Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

  1. 6V
  2. 96V
  3. 12V
  4. 9,6V

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Suất điện động của một acquy là 3V. Lực lạ dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là 6mJ. Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là

  1. 3.103C
  2. 2.10-3C
  3. 18.10-3C
  4. 18C

Câu 2: Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s là:

  1. 4.1019
  2. 1,6.1018
  3. 6,4.1018
  4. 4.1020

Câu 3: Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

  1. 12C
  2. 24C
  3. 0,83C
  4. 2,4C

Câu 4: Một pin Vôn-ta có suất điện động 1,1V, công của pin này sản ra khi có một điện lượng 27C dịch chuyển qua pin là

  1. 0,04J
  2. 29,7 J
  3. 25,54J
  4. 0,4J

Câu 5: Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện có cường độ 3A lien tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 15 giờ thì phải nạp lại là

  1. 45A
  2. 5A
  3. 0,2A

D.2A

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một bộ acquy có suất điện động 12V. KHi được mắc vào mạch điện, trong thời gian 5 phút, acquy sinh ra một công là 720J. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là

  1. 2A
  2. 28,8A
  3. 3A
  4. 0,2A

 

=> Giáo án Vật lí 11 chân trời Bài 18: Nguồn điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay