Phiếu trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối Ôn tập Chương 6: Từ (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Từ (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6: TỪ

Câu 1: Chọn đáp án sai:

  1. Nam vĩnh cửu có 3 cực
  2. Nam châm vĩnh cửu có thể hút các vật bằng sắt
  3. Cực nam của nam châm vĩnh cửu ghi chữ S, cực bắc ghi chữ N
  4. Có thể dùng một thanh nam châm có đánh dấu sẵn 2 cực để xác định hai cực của thanh nam châm

Câu 2: Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?

  1. Kim nam châm đứng yên.
  2. Kim nam châm quay vòng tròn.
  3. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.

D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Câu 3Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước như thế nào? 

  1. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm 
  2. Có độ mau thưa tùy ý 
  3. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm 

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm

Câu 4: Thiết bị nào sau đây sử dụng nam châm điện

  1. Chuông điện
  2. Bếp ga
  3. Bếp từ
  4. Đèn học

Câu 5: Cách nào dưới đây có thể làm tăng lực từ của một nam châm điện?

  1. Dùng một dây dẫn to quấn ít vòng.
B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.
C. Tăng số vòng dây và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
  1. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.

Câu 6: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  1. Dùng nam châm.
  2. Dùng kìm.
  3. Dùng kéo.
  4. Dùng panh.

 

Câu 7: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  1. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 
  2. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  3. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  4. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
  2. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
  3. Đường sức từ mau hơn ở nơi có từ trường lớn, đường sức thưa hơn ở nơi có từ trường nhỏ hơn.
  4. Các đường sức từ là những đường cong kín.

 

Câu 9: Từ cực Bắc của Trái Đất

  1. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.
  2. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
  3. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
  4. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.

Câu 10: Phát biểu nào mô tả từ trường của Trái Đất là đúng?

  1. Từ trường của Trái Đất đi ra ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.
  2. Từ trường của Trái Đất đi vào ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.
  3. Từ trường của Trái Đất đi vào ở phía Tây và đi ra ở phía Đông.
  4. Từ trường của Trái Đất đi ra ở phía Tây và đi vào ở phía Đông.

Câu 11: Bước sử dụng nào sau đây nằm trong các bước sử dụng la bàn để xác định phương hướng?

  1. Đặt la bàn trên mặt phẳng và không có vật liệu từ.
  2. Khi kim nam châm cân bằng, xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.
  3. Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm xét.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 12: Nam châm có tác dụng gì?

  1. Xác định phương hướng.
  2. Hút các vật liệu từ.
  3. đẩy hoặc hút các nam châm khác.
  4. Cả A, B, C.

 

Câu 13: Nam châm tác dụng lên nam châm như thế nào?

  1. Khác cực thì hút nhau.
  2. Cùng cực thì đẩy nhau.
  3. Vừa hút vừa đẩy khi cùng cực.
  4. A và B

Câu 14: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ.

 

 

Câu 15: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?

  1. Ở vùng xích đạo.
  2. B. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
  3. Chỉ ở vùng Nam Cực.
  4. Chỉ ở vùng Bắc Cực.

Câu 16: La bàn có cấu tạo gồm

  1. kim nam châm quay tự do trên trục.
  2. mặt chia độ được chia thành 360có ghi bốn hướng.
  3. vỏ kim loại kèm mặt kính.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 17: Người ta thường sử dụng la bàn để

  1. xác định phương hướng trên Trái Đất.
  2. xác định không gian có từ trường.
  3. trang trí.
  4. Cả A, B.

Câu 18: Trong các vật sau đây, vật nào bị nam châm hút?

  1. Sắt.
  2. cao su
  3. Vàng
  4. Giấy

 

Câu 19: Khi được để tự do, thanh nam châm

  1. định hướng Đông – Nam.
  2. định hướng Nam – Bắc.
  3. định hướng Tây – Bắc.
  4. định hướng Đông – Tây.

Câu 20:  Ta nhận biết từ trường bằng cách nào? 

  1. Điện tích thử 
  2. Bút thử điện
  3. Nam châm thử 
  4. Dòng điện thử 

 

Câu 21: Để nhận biết từ trường có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?

  1. Thanh sắt.
  2. Kim nam châm.
  3. Thanh nhôm.
  4. Thanh đồng.

Câu 22: La bàn gồm các bộ phận là

  1. kính bảo vệ, mặt số
  2. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số
  3. kim nam châm, kính bảo vệ
  4. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ

Câu 23: Trong bệnh viện, để lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn thì bác sĩ sẽ dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ dưới đây?

  1. Dùng kéo    
  2. Dùng kìm
  3. Dùng nam châm    
  4. Dùng kim khâu

Câu 24: Để phát hiện ra từ trường tồn tại trong khoảng không gian người ta sử dụng:

  1. Dây dẫn mang dòng điện
  2. Điện tích thử
  3. Nam châm điện
  4. Kim nam châm

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm dưới mặt phẳng ngang, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm phía trên mặt phẳng ngang
  2. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm trên mặt phẳng ngang, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn nằm phía dưới mặt phẳng ngang
  3. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng bắc, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng nam
  4. Độ từ khuynh dương khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng đông, độ từ khuynh âm khi cực bắc của kim nam châm của la bàn lệch về hướng nam

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay