Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Bắc Giang. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Bắc Giang. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Bắc Giang lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT 1, 2, 3, 4 – BÀI 6: TỤC NGỮ, CÂU ĐỐ BẮC GIANG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Hiểu được đặc điểm cơ bản của tục ngữ, câu đố Bắc Giang.
  • Hiểu được nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết kí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ, câu đố Bắc Giang
  • Nhận biết một số yếu tố hình thức của tục ngữ, câu đố Bắc Giang (số tiếng, số dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp,...) và hiệu quả nghệ thuật của các yếu tố ấy.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Trình bày được nội dung, yếu tố hình thức cơ bản ( số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) của một số câu tục ngữ, câu đố tiêu biểu của Bắc Giang.
  • Nêu suy nghĩ của bản thân về một số câu tục ngữ hoặc câu đố của Bắc Giang dưới dạng viết hoặc nói
  • Sưu tầm và trình bày được một số câu tục ngữ, câu đố khác Bắc Giang ngoài các câu đã học.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa và nhận xét, đánh giá về hình thức, hiệu quả nghệ thuật của các câu tục ngữ hoặc câu đố.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của tục ngữ, câu đố Bắc Giang.
  • Yêu quý, trân trọng, tự hào: Trân trọng, tích cực khi tìm hiểu về di sản tục ngữ, câu đố dân gian Bắc Giang.
  • Tự giác: Có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của di sản đó.
  • Sáng tạo, tinh thần hợp tác: Trong quá trình đọc hiểu, viết, nói và nghe sau khi học tục ngữ, câu đố Bắc Giang.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Bắc Giang)
  • Giáo án, bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Bắc Giang).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Huy động kiến thức nền, hiểu biết của HS về các câu tục ngữ, câu đố nói về quê hương Bắc Giang để kết nối với bài học.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS tìm hiểu bài.

  1. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS tham gia trò chơi để nhận biết một số câu tục ngữ, câu đố nói về quê hương Bắc Giang.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS suy nghĩ, thảo luận và thực hành nhận biết một số câu tục ngữ, câu đố nói về quê hương Bắc Giang.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng ?

- GV gọi HS xung phong lên bảng, chia thành 3 nhóm (5 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm quan sát câu hỏi và trả lời: Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu nào nói về con người Bắc Giang?

  1. Trai Cầu Vồng, Yên Thế
    Gái Nội Duệ, Cầu Lim
  2. Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô.

Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ.

  1. Ai đi Uông Bí, Vàng Danh

Má hồng để lại, má xanh mang về.

  1. Ăn xứ Bắc, mặc xứ Kinh.
  2. Gái Xuân Mai, Trai Yên Thế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, thảo luận và giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: Đáp án A, D, E.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong dòng chảy lịch sử của văn học dân tộc, văn học Bắc Giang bên cạnh những đặc điểm chung còn mang những nét đặc trưng, tiêu biểu cho vùng đất này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các câu tục ngữ, câu đố tiêu biểu để thấy được những nét văn hóa và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang – Bài 6: Tục ngữ, câu đố Bắc Giang.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu chung

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm, nội dung và hình thức của thể loại tục ngữ, câu đố nói chung và các câu tục ngữ, câu đố Bắc Giang nói riêng.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục “Em cần biết”, kết hợp thảo luận nhóm và tìm hiểu những đặc điểm chính của các câu tục ngữ, câu đố Bắc Giang.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, rút ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, của nhóm bằng cách nói, viết ra bảng phụ, điền phiếu bài tập,…
  2. Tổ chức thực hiện:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm theo nhóm:

+ Nhóm 1, 3: Dựa vào thông tin “Em cần biết”, hãy nêu những nét chính về tục ngữ (khái niệm, nội dung, hình thức) và câu đố nói chung.

+ Nhóm 2, 4: Dựa vào thông tin “Em cần biết”, hãy nêu những nét chính về câu đố (khái niệm, nội dung, hình thức) và câu đố Bắc Giang.

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, thảo luận và giơ tay trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV chốt đáp án, tổng kết kiến thức:

Dự kiến sản phẩm:

+ Tục ngữ:

·        Khái niệm tục ngữ:

Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

·        Nội dung:

Diễn đạt kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.

·        Hình thức:

Là một câu nói (diễn đạt 1 ý trọn vẹn). Có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu.

+ Câu đố:

·        Khái niệm:

Là một thể loại độc đáo của văn học dân gian. Ở đó vừa có chất trí tuệ của ngụ ngôn, tục ngữ, vừa có chất trữ tình của ca dao dân ca, vừa có chất dí dỏm hài hước của truyện cười, vè…

·        Hình thức:

Có hình thức cấu trúc giống như một câu tục ngữ (tính chất ngắn gọn), như một câu ca dao (vần, điệu hòa hợp), như một bài thơ luật Đường của văn học viết. Trong mỗi hình thức mà câu đố sử dụng đều phát huy hết tất cả sự nhịp nhàng, vần điệu, cân đối của hình thức thể loại đó.

·        Nội dung:

Là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ảnh đặc điểm của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụ đặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa – chuyển cái nọ thành cái kia) để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui giải trí.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những đặc điểm cơ bản của các câu tục ngữ, câu đố Bắc Giang.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung

1. Tục ngữ :

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu

+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, con người và xã hội.

- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ. Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân

- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng

2. Tục ngữ Bắc Giang:

- Mang đầy đủ các đặc điểm của thể loại tục ngữ Việt Nam.

- Tục ngữ Bắc Giang là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, kết cấu đối xứng.

+ Là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thực tiễn được nhân dân đúc kết về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội...

+ Là lời khẳng định, niềm tự hào mạnh mẽ về giá trị của những tài phẩm, sản vật và đặc sản do con người Bắc Giang tạo ra.

3. Câu đố

- Khái niệm: Câu đố là một thể loại độc đáo của văn học dân gian. Ở đó vừa có chất trí tuệ của ngụ ngôn, tục ngữ, vừa có chất trữ tình của ca dao dân ca, vừa có chất dí dỏm hài hước của truyện cười, vè,…

- Hình thức:

+ Có hình thức cấu trúc giống như một câu tục ngữ (tính chất ngắn gọn), như một câu ca dao (vần, điệu hòa hợp), như một bài thơ luật Đường của văn học viết.

+ Trong mỗi hình thức mà câu đố sử dụng, câu đố cũng phát huy hết tất cả sự nhịp nhàng, vần điệu, cân đối của hình thức thể loại đó. Ta thử khảo sát một vài hình thức cấu trúc câu đố như đã nói.

- Nội dung: Câu đố là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ảnh đặc điểm của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụ đặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa – chuyển cái nọ thành cái kia) để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui giải trí.

4. Câu đố Bắc Giang

- Đố vui là một hoạt động vui chơi mang tính trí tuệ mà ai cũng yêu thích.

- Mỗi câu đố dân gian chung, câu đố Bắc Giang nói riêng thường là bài văn vần hoặc câu nói có vần; mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải; nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống.

- Nội dung câu đố phong phú đa dạng, có thể liên quan đến tất cả các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh con người.

- Câu đố có thể diễn ra ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, càng đông người tham gia thì càng lôi cuốn, thú vị.

® Từ đời này sang đời khác, các câu đố được truyền miệng và sáng tạo không ngừng, góp phần làm kho tàng câu đố dân gian của Bắc Giang luôn giàu có, đa dạng, phong phú.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bắc Giang

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay