Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Tây Ninh. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Tây Ninh. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Tây Ninh lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 1. CA DAO VỀ VÙNG ĐẤT TÂY NINH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được đặc điểm thiên nhiên, cảnh vật, con người Tây Ninh thể hiện qua những bài ca dao Tây Ninh.
  • Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một số bài ca dao Tây Ninh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Trình bày được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một số bài ca dao Tây Ninh.
  • Rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe trên cơ sở đọc hiểu ca dao Tây Ninh.
  • Bước đầu biết cách sưu tầm, sắp xếp ca dao địa phương.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa và nhận xét, đánh giá về hiệu quả nghệ thuật của các bài ca dao.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của ca dao Tây Ninh.
  • Yêu quý, trân trọng: Tự hào và có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị của ca dao Tây Ninh trong đời sống văn hoá hiện nay.
  • Tự giác: Rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe trên cơ sở thực hành đọc hiểu ca dao Tây Ninh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Tây Ninh)
  • Phiếu bài tập, bảng phân công nhiệm vụ cho HS trên lớp và ở nhà.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Tây Ninh).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập học tập, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS tham gia trò chơi để nhận biết một số câu ca dao Tây Ninh.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS suy nghĩ, thảo luận và thực hành nhận biết.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng ?

- GV gọi HS xung phong lên bảng, chia thành 3 nhóm (5 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc câu hỏi và trả lời: Em có biết bài ca dao Tây Ninh nào không? Nếu có, hãy chia sẻ với các bạn trong lớp và cho biết: chi tiết nào trong bài khiến em nghĩ đó là ca dao Tây Ninh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, thảo luận và giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu một số câu ca dao:

+                                    Chiều chiều ra đứng núi Bà

Núi Bà thì đó, còn nhà em đâu?

+                                    Trảng Bàng nổi tiếng xưa nay,
                                Gia Huỳnh trồng cải,Bàu Mây lập vườn.
                                      Lộc Thanh đậu trắng, cà tương,
                                Một làng rộn rịp ra phường nông tang.

+                                    Núi Bà một dải xanh xanh
                                Vọng Phu còn đó sao anh chẳng về?

                                      Em có chồng về xứ Bến Cầu,

                                      Để anh ở lại mang sầu trong tim

Nước Ngã Ba chảy ra Gò Duối
Nghe giọng em hò, anh tủi thân anh

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quê hương Tây Ninh không chỉ nổi tiếng với những địa danh đẹp mà còn có những sản vật, văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng. Điều đó đã trở thành niềm tự hào của người dân Tây Ninh. Từ tnhững vần thơ, câu hát êm dịu, mượt mà, người dân quê mình đã bày tỏ tình yêu và sự trân trọng với mảnh đất quê hương. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các câu ca dao Tây NinhBài 1: Ca dao về vùng đất Tây Ninh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu chung

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nột dung, yếu tố hình thức cơ bản (số tiếng, số dòng, vần nhịp,…) của ca dao.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS sử dụng tư liệu, kết hợp thảo luận nhóm để đọc và tìm hiểu chung về ca dao.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, rút ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, của nhóm bằng cách nói, viết ra bảng phụ, điền phiếu bài tập,…
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm về nội dung, hình thức của ca dao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nhớ lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: Ca dao có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, suy nghĩ, thảo luận và giơ tay trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các bạn khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và kết luận chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cách đọc bài ca dao:

+ Chú ý ngắt nhịp thơ.

+ Giọng đọc dịu, nhẹ, chậm êm.

+ Đọc các chú thích để hiểu rõ các địa danh.

- GV đặt câu hỏi : Hãy các định thể thơ, nội dung các câu ca dao.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành đọc thầm văn bản.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 – 2 HS xung phong đọc trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá hoạt động và chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung

1. Ca dao:

- Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

- Hình thức:

+ Thể thơ: sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát, mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng hoặc thể thơ lục bát biến thể

+ Ngôn ngữ: đậm đà màu sắc địa phương. giản dị, chân thực, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

+ Phương thức thể hiện: đối đáp, trần thuật, miêu tả

- Nội dung: thể hiện các phương diện tình cảm của nhân dân lao động, trong

đó có tình cảm gia đình, tình yêu quê hương. đất nước.

 

2. Đọc văn bản

- Thể thơ đa dạng:

+ Lục bát: bài 1, 2, 4, 5, 6, 7, 9.

+ Lục bát biến thể: bài 3, 8.

- Nội dung:

+ Ca dao về địa danh Tây Ninh: bài 1, 2, 3, 7, 8.

+ Cao dao về các sản vật Tây Ninh: 4, 5, 6, 7.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Tây Ninh

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay