Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Lào Cai. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Lào Cai. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Lào Cai lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TỈNH LÀO CAI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được ý nghĩa của lễ hội truyền thống tỉnh Lào Cai.
  • Nêu được nét chính của một số lễ hội tiêu biểu ở Lào Cai: lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông, lễ hội Roong Pooc của dân tộc Giáy ở Lào Cai.
  • Lựa chọn tìm hiểu một số lễ hội của tỉnh Lào Cai: đặc điểm, thời gian, không gian, nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đó.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức: Trình bày được ý nghĩa của lễ hội truyền thống tỉnh Lào Cai.
  • Năng lực nhận thức và tư duy: Nêu được nét chính của một số lễ hội tiêu biểu ở Lào Cai: lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông, lễ hội Roong Pooc của dân tộc Giáy ở Lào Cai.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm hiểu được một số lễ hội của tỉnh Lào Cai: đặc điểm, thời gian, không gian, nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đó.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống của địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Lào Cai).
  • Tranh, ảnh tư liệu về một số lễ hội của Lào Cai.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Lào Cai).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Lào Cai.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

+ Em đã tham dự một lễ hội truyền thống nào ở tỉnh Lào Cai chưa?

+ Hãy chia sẻ những điều em biết về lễ hội đó.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS quan sát hình ảnh về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Lào Cai.

- HS trình bày một số hiểu biết về một lễ hội truyền thống của tỉnh Lào Cai đã từng tham dự.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Lào Cai:

  

Lễ hội rước Đất,

rước Nước của người Tày ở Bắc Hà

Hội Gầu Tào của người Mông

  

Lễ Tết nhảy

Hội xòe ở Tà Chải

  

Lễ hội đền Bắc Hà

Lễ hội đền Thượng

  

Lễ hội đua ngựa Bắc Hà

Lễ hội Tết cơm mới

  

Hội Roóng Poọc của người Giáy

Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 3 – Lễ hội truyền thống ở Lào Cai.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Khái quát về lễ hội ở tỉnh Lào Cai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa của lễ hội truyền thống tỉnh Lào Cai.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của lễ hội truyền thống tỉnh Lào Cai và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác tư liệu Hình 1, 2, 3, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi:

+ Hãy chứng tỏ sự đa dạng của lễ hội truyền thống ở tỉnh Lào Cai.

+ Hãy cho biết lễ hội truyền thống ở tỉnh Lào Cai có ý nghĩa như thế nào?

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về lễ hội truyền thống ở tỉnh Lào Cai:

Lễ hội Gầu tào (Say sán) của người Mông

Lễ hội Roóng poọc của người Giáy ở

Tả Phời Cam Đường

Lễ hội Gạ tu tu của người Hà Nhì Đen ở xã ý Tý,

 huyện Bát Xát

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình SGK, hình ảnh do GV cung cấp, kết hợp đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Hàng năm, cứ đến tháng 7 âm lịch, nhân dân quanh vùng Bảo Hà lại tô chức Lễ hội đền Bảo Hà đề tri ân công đức với Thần Vệ Quốc - tướng Nguyễn Hoàng Bảy - người có công đẹp giặc vùng biên ải. Lễ hội lả không gian hội tụ, giao thoa những nét văn hóa độc đáo của vùng đất này.

+ Đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng, đền thờ danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy, người có công đẹp loạn thổ phỉ, xây dựng và bảo vệ miền

biên ải xa xôi của đất nước. Ngôi đến tọa lạc dưới chân núi Cẩm bền dòng sông Hồng hiền hòa, thơ mộng, xung quanh là không gian miền sơn cước sơn thủy hữu tình. Đến Bảo Hà được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia tháng 11/1997. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi đền Bảo Hà bên bờ sông Hồng luôn được nhân dân trong vùng bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo và hương hỏa, là nơi đón hàng vạn khách thập phương về chiêm bái.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái quát về lễ hội ở tỉnh Lào Cai

1.1. Lào Cai – vùng đất của các lễ hội

- Ở Lào Cai có khoảng hơn 20 lễ

hội dân gian điển ra quanh năm,

găn với phong tục tập quán, nét văn hoá riêng của từng dân tộc.

- Điểm chung: cầu cho mưa thuận gió hoà, cho người yên, vật thịnh,  cho mùa màng bội thu, thể hiện truyền thống, đạo lí “uống nước nhớ nguồn”...

- Hiện nay, lễ hội theo mùa ở Lào Cai ngày cảng trở nên nỏi tiếng, thu hút đông đao du khách trong và ngoài nước.

1.2. Ý nghĩa của lễ hội

- Mang giá trị văn hóa tinh thần to lớn, nêu cao truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn, tinh thần thượng võ, đoàn kết dân tộc.

- Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa – lịch sử dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Lào Cai

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay