Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Huế. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Huế. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Huế lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 1: THƠ CA TRUNG ĐẠI THỪA THIÊN HUẾ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nêu được một số tác giả, tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu của Thừa Thiên Huế.
  • Nhận biết sơ lược đặc điểm, giá trị nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ ca  trung đại Thừa Thiên Huế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh, bài hát, để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức: Đọc và nhận biết được đề tài, nội dung, ý nghĩa từ các văn bản văn học.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu và nhận xét, đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, trách nhiệm: Trân trọng, có ý thức giữ gìn những di sản văn học trung đại của địa phương.
  • Chăm chỉ, tự học: Có ý thức tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Thừa Thiên Huế)
  • Phiếu học tập, bảng phân công nhiệm vụ cho HS trên lớp và ở nhà.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Thừa Thiên Huế).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú cho HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS chia sẻ một số hiểu biết về thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm: HS chú ý lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ: Kể tên một tác phẩm thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào bài học: Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, quê hương Thừa Thiên Huế có những nét chung và cả những nét tiêu biểu, đặc trưng riêngThơ ca trung đại Thừa Thiên Huế có một vị trí quan trọng đối với thơ ca dân tộc. Với hơn 300 năm lịch sử, thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế đã hoà vào dòng chảy văn học dân tộc. Từ các tác phẩm thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế, cảnh sắc, thiên nhiên, con người, tính cách Huế hiện lên rõ nét, tinh tế. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu thông qua bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cơ sở hình thành, phát triển của văn học trung đại Thừa Thiên Huế.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu chung về văn học trung đại Thừa Thiên Huế.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc tài liệu mục I (sgk tr.21), dựa vào kiến thức đã học và cho biết: Nêu các giai đoạn phát triển của thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế?

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV tóm tắt thông tin, tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ và chốt kiến thức: Thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế là một di sản văn hoá tinh thần quan trọng cần được gìn giữ, tìm hiểu và lưu truyền.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái quát về thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế

- Thời gian: chủ yếu sáng tác trong khoảng thời gian từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX.

- Thể loại: thơ ca.

- Tác giả: các tác giả quê ở Thừa Thiên Hu.ế

- Các giai đoạn phát triển:

+ Giai đoạn từ giữa thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII: thơ ca Thừa Thiên Huế được biết đến với các sáng tác bằng chữ Nôm của Đào Duy Từ (1572-1634).

+ Thế ki XVIII:

·        Nhiều thành tựu nổi bật, phát triển song song cả thơ ca chữ Hán và thơ ca chữ Nôm.

·        Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Hữu Hào (? – 1713). Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) và Ngô Thế Lân (? – ?).

+ Giai đoạn thế kỉ XIX:

·        Nhiều thành tựu phong phú, xuất sắc với sáng tác của các vị hoàng đế, hoàng thân và quan lại nhà Nguyễn.

·        Tác giả tiêu biểu: Thiệu Trị (1807 – 1847), Tự Đức (1829 – 1883), Miên Thẩm (1819 – 1870), Đặng Huy Trứ (1825 – 1874)....

- Nội dung: Thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào chính đáng về vùng đất và con người Thừa Thiên Huế.

- Nghệ thuật: Kế thừa truyền thống văn học dân gian, có sự trau chuốt về ngôn từ, đa dạng về thể loại, tinh tế về biểu đạt.

® Thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế là một di sản văn hoá tinh thần quan trọng cần được gìn giữ, tìm hiểu và lưu truyền.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Huế

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay