Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Khánh Hòa. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Khánh Hòa. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Khánh Hòa lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: THÔNG ĐIỆP TỪ CA DAO KHÁNH HOÀ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số đặc điểm của ca dao Khánh Hoà và tình cảm của tác giả thơ trữ tình văn học dân gian Khánh Hoà.
  • Hiểu sự khác biệt về ngữ âm và khắc phục lỗi chính tả do phát âm địa phương và tìm hiểu một số địa danh tại Khánh Hoà.
  • Phân tích được đặc điểm thể loại thơ ca trữ tình dân gian; tìm hiểu được các đặc điểm về ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, tiết tấu của văn bản, nắm được cách sử dụng các biện pháp tu từ.
  • Rèn các kĩ năng sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ tại địa phương.
  • Trình bày hiểu biết về nội dung và nghệ thuật của một bài ca dao mà học sinh sưu tầm được.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh, bài hát, để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Đọc và nhận biết được đặc điểm của các thể loại văn học dân gian ở Khánh Hòa.
  • Hiểu được nội dung, hình thức và phân tích được đặc điểm về thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh,… của một số bài ca dao..
  • Tổng kết, trình bày ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của một bài ca dao.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu và nhận xét, đánh giá về giá trị, thông điệp mà các câu ca dao Khánh Hoà muốn gửi gắm.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, tự hào: Trân trọng, có ý thức bảo tồn các tác phẩm văn học dân gian của địa phương, dân tộc.
  • Chăm chỉ, tự học: Có ý thức tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của ca dao Khánh Hoà.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ và phát huy nền văn học truyền thống địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Khánh Hoà)
  • Tranh, ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
  • Giấy A0, phiếu học tập (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Khánh Hoà).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

VĂN BẢN 1. VÀI NÉT VỀ CA DAO KHÁNH HOÁ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú cho HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS chia sẻ một số hiểu biết về các thể loại văn học đã học.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS chú ý lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

- HS suy nghĩ, nêu một số hiểu biết về các thể loại văn học từng nghiên cứu.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi:

+ Hãy đọc một bài ca dao của tỉnh Khánh Hoà mà em biết.

+ Câu ca dao dưới đây gắn với nét văn hoá đặc trưng nào của người dân Khánh Hoà?

“Ai về Xóm Bóng quê nhà Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn chăng?”

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu một số bài ca dao Khánh Hoà:

+                                    Khánh Hoà là xứ Trầm Hương

    Non cao biển rộng, người thương đi về.

+                                                           Yến sào mang đậm tình quê

    Sông sâu đã tạc lời thề nước non.

+                                    Khánh Hòa biển rộng non cao

 Trầm hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang.

+                                    Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng

Non chồng nghĩa nặng, nước chứa tình thâm.

+                                    Ngọn gió bay phảng phất hơi trầm

       Mây xây tháp bút, trăng dầm bến ngân.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Trong bài thơ Truyện cổ nước mình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Truyện cổ Khánh Hòa nói riêng và văn học dân gian Khánh Hòa nói chung đã giúp ta "nhận mặt ông cha của mình" như thế nào? Hòa cùng dòng chảy của văn học dân tộc, văn học dân gian tỉnh Khánh Hòa cũng đã phát triển và đạt nhiều thành thành tựu, thể hiện sự đa dạng và phong phú của đời sống tinh thần đồng bào các dân tộc tỉnh Khánh Hòa. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu thông qua chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 3: Thông điệp từ ca dao Khánh Hoà – Văn bản 1: Vài nét về ca dao Khánh Hoà.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu ca dao Khánh Hoà là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa và tiếng hát than thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được đặc điểm nội dung một số thể loại ca dao của Khánh Hoà.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS khai thác tư liệu SGK, kết hợp kiến thức đã học và tìm hiểu một số đặc điểm của ca dao Khánh Hoà.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc tài liệu mục I (sgk tr.42), dựa vào kiến thức đã học và cho biết: Nêu các đặc điểm chung về ca dao Khánh Hoà?

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV tóm tắt thông tin, tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm của ca dao Khánh Hoà.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Ca dao Khánh Hoà là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa và tiếng hát than thân

- Tác giả: nhân dân lao động.

- Mục đích: bộc lộ trực tiếp thái độ và cảm xúc thẩm mĩ trước cuộc sống.

- Nội dung:

+ Tiếng hát yêu thương, tình nghĩa:

·        Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao Khánh Hoà như những bài hát ngân lên niềm tự hào nồng nàn, da diết về vùng đất Duyên hải Nam Trung Bộ tươi đẹp, kết từ tinh tuý của đất trời: trầm hương và yến sào.

·        Tình yêu đối với cha mẹ và tình cảm vợ chồng được nói đến nhiều hơn cả trong ca dao Khánh Hoà về gia đình.

+ Tiếng hát than thân:

·        Nghề đem lại sự sống, niềm tự hào cho bao thế hệ nhưng cũng không ít nỗi nhọc nhằn.

·         Thể hiện lời trách oán nhân tình thế thái gieo nỗi đau cho tình yêu.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Khánh Hòa

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay