Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Quảng Trị. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Quảng Trị. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Quảng Trị lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN QUẢNG TRỊ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Quảng Trị.
  • Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của tình Quảng Trị.
  • Liên hệ thực tế với nơi em ở.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh, bài hát, để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Xác định được vị trí, phạm vi phân bố của một số đối tượng tự nhiên (địa hình, sông hồ, đất…) trên lược đồ.
  • Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng lược đồ, nhận xét, phân tích biểu đồ, tranh ảnh để trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu và phân tích mối quan hệ giữa:
  • Các thành phần tự nhiên: khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật.
  • Tự nhiên với kinh tế - xã hội: đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí để liên hệ thực tế địa phương, tìm hiểu nội dung bài học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học: Chủ động tìm hiểu địa lí, lịch sử để xây dựng quê hương.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.
  • Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tìm kiếm những giải pháp để phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên đối với phát triển kinh tế của địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Quảng Trị)
  • Lược đồ tự nhiên, biểu đồ khí hậu tỉnh Quảng Trị.
  • Tranh, ảnh, video,… giới thiệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Quảng Trị).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Trình bày được một sổ hiểu biết của bản thân về vị trí địa lí của tinh Quảng Trị.

- Kể được một sổ danh lam thắng cảnh hoặc một sổ địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.

  1. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS tích cực tham gia trò chơi, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bạn biết gì về Quảng Trị ?

- GV phổ biến Cách chơi cho HS:

+ Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội gồm 4 – 6 HS.

+ GV đọc câu hỏi cho thành viên các đội ghi lại và thảo luận. Đại diện mỗi đội giơ tay để giành quyền trả lời.

+ Trong vòng 3 phút, đội nào trả lời được nhiều câu hỏi, nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

  1. Kể tên các huyện của tnh Quảng Trị giáp biển.
  2. Dạng địa hình nào sau đây: núi, đi, đổng bằng,... chiếm đa số diện tích của tỉnh?
  3. Các tháng nào trong năm ở Quảng Trị có gió Tây Nam khô nóng?
  4. Cho biết tên con sông dài nhất của tnh Quảng Trị.
  5. 5. Tên dãy núi cao nhất của tình Quảng Trị là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, quan sát tranh và giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả trò chơi:

+ Câu 1: Các huyện giáp biển là Gio Linh, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Triệu Phong.

+ Câu 2: Đồi núi là dạng địa hình phổ biến.

+ Câu 3: Gió phơn khô nóng từ tháng 3 đến tháng 9.

+ Câu 4: Sông Thạch Hãn.

+ Câu 5: Dãy Voi Mẹp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quảng Trị – miền quê của gió Lào cát trắng nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc – Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la. Đến với Quảng Trị hôm nay, ngắm nhìn những đổi thay trên mảnh đất một thời khói lửa này mới cảm nhận hết được nét đẹp của miền quê thấm đẫm tình người và sắc màu văn hóa. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về vùng đất này trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 1: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quảng Trị.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu các dạng địa hình chính và giá trị kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể:

- Kể tên, xác định và nêu được đặc điểm các dạng địa hình chính ở Quảng Trị.

- Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế của tỉnh.

- Rèn luyện, phát triển năng lực giao tiếp; kĩ năng khai thác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ và tìm hiểu về đặc điểm địa hình tỉnh Quảng Trị.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Hoàn thành Phiếu học tập.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đặc điểm chính của địa hình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1.2. Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộtrả lời các câu hỏi:

+ Tỉnh Quảng Trị có các dạng địa hình chính nào? Xác định phạm vi từng dạng địa hình đó trên bản đồ.

+ Kể tên một số hang động ở Quảng Trị mà em biết. Địa hình cacx-tơ (hang động) thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế nào?

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát bản đồ và viết câu trả lời ra bảng phụ.

 - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV giới thiệu một số hang động của tỉnh:

Hang động Brai

Hang động thôn Chỉa

1. Đặc điểm chính

- Địa hình Quảng Trị thấp dần từ tây sang đông, đông nam và chia thành 4 dạng chính:

+ Địa hình núi cao.

+ Địa hình gò đồi - núi thấp.

+ Địa hình đổng bằng.

+ Địa hình ven biển.

® Trong đó, đồi núi là dạng địa hình phổ biến, chiếm 4/5 diện tích toàn tỉnh.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu đặc điểm các dạng địa hình và giá trị kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các dạng địa hình tỉnh Quảng Trị và điền vào Phiếu học tập.

+ Nhóm 1: Địa hình đồi núi.

+ Nhóm 2: Địa hình gò đồi – núi thấp.

+ Nhóm 3: Địa hình đồng bằng.

+ Nhóm 4: Địa hình đồi núi.

PHIẾU HỌC TẬP

Tiêu chí

Vùng đồi núi

Vùng gò đồi - núi thấp

Vùng đồng bằng

Vùng ven biển

Vị trí, phạm vi phân bố

 

 

 

 

Diện tích

 

 

 

 

Đặc điểm

 

 

 

 

Giá trị kinh tế

 

 

 

 

- GV đặt thêm câu hỏi: Kể tên dạng địa hình nơi em đang ở? Nêu những thuận lợi và khó khăn của các dạng địa hinh đó với đời sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản đồ, viết câu trả lời vào phiếu học tập.

 - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả kết hợp xác định các vùng địa hình trên bản đồ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận chuẩn kiến thức.

- GV giới thiệu một số cảnh đẹp của tỉnh:

Thung lũng và núi thấp Các-xtơ Tà Nùng

Bờ biển Cửa Tùng

2. Các dạng địa hình và giá trị kinh tế

(Kết quả Phiếu học tập ở cuối bài)

- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số dạng địa hình đặc trưng:

+ Địa hình các-xtơ: phân bố ở Hướng Hoá, Cam Lộ và Đakrông.

+ Địa hình ba-dan: khối ba-dan Gio Linh - Cam Lộ, khối ba-dan Vĩnh Linh.

* Ảnh hưởng:

- Thuậ lời: Địa hình đa dạng, tạo điều kiện phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.

- Khó khăn:

+ Nhiều nơi địa hình bị chia cắt, sông suối, đèo dốc đi lại khó khăn.

+ Vùng ven biển địa hình cồn cát khô hạn, khó khăn cho sản xuất.

PHIẾU HỌC TẬP

Tiêu chí

Vùng đồi núi

Vùng gò đồi –

núi thấp

Vùng đồng bằng

Vùng ven biển

Vị trí, phạm vi phân bố

Phân bố ở phía tây từ dãy Trường Sơn đến miền đối bát úp, chiếm diện tích lớn nhất.

Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đóng bằng.

Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sòng, địa hình tương đối bằng phẳng.

Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển.

Độ cao

Từ 250 - 2 000 m, độ dốc 20 - 30°.

Từ 50 - 250 m, một vài nơi có độ cao trên 500 m.

Từ 25 - 30 m.

Từ 0-25 m.

Đặc điểm

Các khối núi điển hình: Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng.

Địa hình gò đồi, núi thấp tạo nên các dải thoải, lượn sóng.

Đồng bằng Triệu Phong, Bến Hải tương đối phì nhiêu, màu mỡ.

Gồm các đụn cát, cồn cát.

 

Giá trị kinh tế

Trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc.

 

Trồng cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu,... và cây ăn quả lâu năm.

Trồng lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.

Xây dựng nhà cửa.

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Trị

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay