Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Bình Thuận. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Bình Thuận. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Bình Thuận lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 1: ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH THUẬN QUA CÁC THỜI KÌ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận biết và trình bày được quá trình hình thành địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận qua các thời kì.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh, bản đồ,… để trình bày địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận qua các thời kì.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu và phân tích các yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến sự phân chia địa giới hành chính của tỉnh.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí để khai thác thông tin, tìm hiểu về địa giới hành chính qua các thời kì.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Chủ động tìm hiểu thêm kiến thức địa lí, tích cực tham gia các hoạt động nhóm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến chủ đề bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Bình Thuận)
  • Tranh, ảnh, bản đồ,… về địa giới hành chính của tỉnh sau mỗi lần thay đổi.
  • Giấy A0, phiếu học tập (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Bình Thuận).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, trả lời tình huống và câu hỏi phần mở đầu SGK.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm: HS quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và cho biết:

+ Vị trí địa lí của tỉnh Bình Thuận.

+ Tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu đơn vị hành chính?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận qua các thời kì, chúng ta sẽ cùng nhau đi nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận qua các thời kì.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình hình thành các đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình hình thành địa giới hành chính tỉnh Bình Thuận qua các thời kì.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát hình ảnh và tìm hiểu địa giới hành chính của tỉnh ở các thời kì khác nhau.

- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép và thực hiện nhiệm vụ.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1: Tìm hiểu địa giới hành chính từ khi thành lập đến năm 1858.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu địa giới hành chính từ năm 1858 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu địa giới hành chính từ năm 1946 đến tháng 7/1954.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu địa giới hành chính từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu địa giới hành chính từ tháng 4/1975 đến nay.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 5 nhóm mới là nhóm mảnh ghép, bằng cách:

·        Trong nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự.

·        Những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới.

·        Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm.

I. Quá trình hình thành các đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận

1. Từ khi thành lập đến tháng 4 – 1975

a. Từ khi thành lập đến năm 1858

- Năm 1697 đã đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận, tên Bình Thuận ra đời từ đó. Về sau, chúa Nguyễn đổi phủ thành dinh Bình Thuận và thành lập bốn đạo trực thuộc dỉnh Bình Thuận là Phan Rang, Phan Thiết, Phố Hải, Ma Ly.

- Năm 1832, dinh Bình Thuận được đổi thành tỉnh Bình Thuận và thành lập thêm hai huyện là An Phước và Tuy Định.

+ Đồng thời thành lập hai phủ trực thuộc tỉnh Bình Thuận: Ninh Thuận, Hàm Thuận.

- Từ năm 1844, tỉnh Bình Thuận được sáp nhập thêm tổng đảo Phú Quý.

b) Từ năm 1858 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Năm 1888, Tỉnh Bình Thuận chỉ còn phủ Hàm Thuận, huyện Tuy Phong, huyện Hoà Đa, huyện Hoà Đa Thổ và huyện Tuy Lý

- Năm 1898, Phan Thiết được tách ra khỏi phủ Hàm Thuận và trở thành thị xã.

- Năm 1901, một phần đất của huyện Tuy Lý được tách ra, lập thành huyện Tánh Linh.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Thuận

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay