Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Đắc Lắc. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Đắc Lắc. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Đắc Lắc lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9. LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Giới thiệu được một số ngành nghề đặc trưng và giá trị của ngành nghề đó đối với tỉnh Đắk Lắk.
  • Phân tích được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề nghiệp em lựa chọn.
  • Có ý thức và xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân để phù hợp với ngành nghề yêu thích ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức : Tìm hiểu được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi :
  • Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.
  • Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
  • Năng lực phát triển bản thân :
  • Lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.
  • Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân và hướng tới các giá trị xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, trân trọng: Yêu thích các ngành nghề ở địa phương.
  • Chăm chỉ, tự học: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, lao động. Có ý thức học tốt các môn học, các nội dung hướng nghiệp và có hiểu biết về một nghề phổ thông.
  • Tự giác: Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
  • Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Đắk Lắk)
  • Tranh, ảnh có nội dung về các ngành nghề ở địa phương, video liên quan đến tiềm năng phát triển của tỉnh Đắk Lắk.
  • Tư liệu, tài liệu về một số bài hát Then của tỉnh Lạng Sơn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Đắk Lắk).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, tìm hiểu ở HS về một số ngành nghề đặc trưng ở Đắk Lắk.
  3. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trình bày về một số ngành nghề đặc trưng ở Đắk Lắk.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm:

- HS xem video về một số ngành nghề đặc trưng ở Đắk Lắk.

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi thảo luận.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số ngành nghề đặc trưng ở Đắk Lắk mà em nghe được sau khi xem video? Ở địa phương nơi em ở có ngành nghề đặc trưng nào không?.

https://www.youtube.com/watch?v=3hcm74AVNXw (00:59 – 5:59)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu về một số ngành nghề đặc trưng, giá trị của ngành nghề đó và phân tích, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nayBài 9: Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với các ngành nghề ở địa phương.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đắk Lắk là tỉnh có lợi thế về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghệp như trồng trọt và chăn nuôi; lĩnh vực Lâm nghiệp trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS khai thác tư liệu SGK, kết hợp tìm hiểu thông tin trên Internet về những ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập và câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu một số kết quả đạt được của ngành trồng trọt, chăn nuôi, Lâm nghệp (trồng vả bảo về rừng)

+Kể tên các ngành nghề có lợi thế phát triển thuộc lĩnh vực nông, Lâm nghiệp ở Đắk Lắk.

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV tóm tắt thông tin, tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận: Ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp ở Đắk Lắk:

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

- Trồng và bảo về rừng

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Đắk Lắk là tỉnh có lợi thế về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp

Một số kết quả đạt được của ngành trồng trọt, chân nuôi, lâm nghiệp:

- Trồng trọt:

+ Áp dụng mô hình trồng cây cà phê xen canh với các loại cảy giá trị kinh tế cao (bơ, sầu riêng,…), cây có múi.

- Tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh bao gồm trồng thuần và trồng xen canh:

+ Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 26 517 ha: trong đó bơ đạt 12 686 ha, sấu riêng đạt 7 180 ha.

+ Giai đoạn 2015 - 2020: Diện tích cà phê có xu hướng giảm chỉ còn 20 2140 ha.

+ Năm 2018: giá trị sản xuất trồng trọt trên một đơn vị điện tích bình quân của tỉnh h đạt 112 triệu đồng/ha, cao gấp 1,37 lần so với năm 2015.

- Chăn nuôi:

Số lượng gia súc, gia cảm tỉnh Đắk Lắk năm 2015 và 2019 như sau:

Tên vật nuôi

Năm 2015

Năm 2019

Trâu

34 381

39 100

196 651

262 000

Lợn

751 889

 710 000

Gia cầm

 11 852 128

11 850 000

Đơn vị: con

- Lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2016 - 2019 toàn tình đã trồng được 7678 ha rừng.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Đắc Lắc

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay