Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Hà Nội. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Hà Nội. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Hà Nội lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA HÀ NỘI TỪ THẾ KỈ X - XV

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Biết được trong những thế kỷ độc lập, nhân dân ta đã nỗ lực xây dựng nền văn hóa dân tộc tiến lên.
  • Hiểu được được sự phát triển của văn hóa qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X – XV; Công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán; Giai đoạn hình thành nền văn hóa Đại Việt (văn hóa Thăng Long)
  • Hiểu được nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, niềm tự hào và độc lập dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức: Biết được trong những thế kỷ độc lập, nhân dân ta đã nỗ lực xây dựng nền văn hóa dân tộc tiến lên; Biết được những nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỉ X – XV;
  • Năng lực nhận thức và tư duy: Hiểu được được sự phát triển của văn hóa qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X – XV; Công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán; Giai đoạn hình thành nền văn hóa Đại Việt (văn hóa Thăng Long); Hiểu được nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, niềm tự hào và độc lập dân tộc.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
  • Yêu nước: Yêu quý tranh, ảnh kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc thế kỉ X – XV; một số bài thơ, phú của các nhà văn học lớn.
  • Trách nhiệm: Trân trọng, biết ơn, ghi nhớ những thành quả lao động, sáng tạo của người đi trước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)
  • Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm về sự phát triển của văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát một số hình ảnh, video về văn hóa Hà Nội thế kỉ X – XV, trình bày được một số hiểu biết về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV.
  3. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trình bày một số hiểu biết về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS quan sát hình ảnh, video về văn hóa Hà Nội thế kỉ X – XV.

- HS trình bày một số hiểu biết về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm quan sát một số hình ảnh và video về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số hiểu biết của mình về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV.

+ Hình ảnh về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV:

  
  

+ Video về văn hóa Hà Nội thế kỉ X – XV:

https://www.youtube.com/watch?v=4IXS_VNt-NA

- Đội nào trình bày được nhiều thông tin chính xác kèm hình ảnh minh họa phong phú, đội đó là người chiến thắng.  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần VI thế kỷ, nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ thế kỉ XI, Hà Nội được chọn là kinh đô của nước Việt và cũng là trung tâm văn hóa của đất nước. Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhân dân ta đã xây dựng được một nền văn hóa rực rỡ với trung tâm là kinh thành Thăng Long. Để hiểu rõ hơn về nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, niềm tự hào và độc lập dân tộc, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 2: Sự phát triển văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ X – XV.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu tư tưởng tôn giáo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỷ X – XV.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát một số hình ảnh về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo thời Lý, Trần, Lê do GV cung cấp để tìm hiểu về sự phát triển của Nho giáo ở nước ta qua các thời đại Lý, Trần, Lê.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỷ X – XV.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và trả lời câu hỏi: Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỷ X – XV và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát một số hình ảnh về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo thời Lý, Trần, Lê do GV cung cấp để tìm hiểu về sự phát triển của Nho giáo ở nước ta qua các thời đại Lý, Trần, Lê.

+ Nho giáo thời Lý, Trần, Lê:

+ Phật giáo thời Lý, Trần, Lê:

+ Đạo giáo thời Lý, Trần, Lê

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỷ X – XV.

- GV chia HS thành các nhóm, tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và trả lời câu hỏi: Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh để tìm hiểu về những nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỷ X – XV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời về những nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỷ X – XV.

- GV mời đại diện các nhóm lí giải vì sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân:

+ Tư tưởng quan điểm của Nho giáo: đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lý “Tam cương, ngũ thường” trong đó tam cương có ba cặp quan hệ: vua– tôi, cha - con, chồng - vợ. Ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (5 đức tính của người quân tử).

+ Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, bước sang thế kỷ phong kiến độc lập có điều kiện phát triển.

+  Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe. Vì vậy giai cấp thống trị đã lợi dụng triệt để Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Tuy nhiên, nhân dân ta chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ, Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những nét cơ bản về tư tưởng tôn giáo ở Hà Nội từ thế kỷ X – XV.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu tư tưởng tôn giáo

Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

- Nho giáo: Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử, song không phổ biến trong nhân dân.

- Phật giáo: 

+ Thời Lý, Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sư sãi đông.

+ Thời Lê sơ, Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.

- Đạo giáo: có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được được sự phát triển của văn hóa qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X – XV; Công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán; Giai đoạn hình thành nền văn hóa Đại Việt (văn hóa Thăng Long)

- Hiểu được nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, niềm tự hào và độc lập dân tộc.

  1. Nội dung:

- GV trình chiếu một số hình ảnh về giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật  qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X – XV.

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm) và tổ chức HS thảo luận nhóm, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về về giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật  qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X – XV:

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

  

Hịch Tướng Sĩ

Bạch Đằng Giang

  

Dư Địa Chí

Binh thư yếu lược

Kiến trúc Đại Việt

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm) và tổ chức HS thảo luận nhóm, hoàn thành Phiếu học tập số 1 :

Lĩnh vực

Thành tựu

Giáo dục

 

Văn học

 

Nghệ thuật

 

Khoa học – kĩ thuật

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 2 SGK và quan sát hình ảnh, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận nhóm theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV trình chiếu kết quả Phiếu học tập số 1.

- GV mở rộng KIẾN THỨC:

+ Cùng với giáo dục, khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời Lý. Năm 1075, mở khoá thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh người Bắc Ninh là người đỗ đầu Thái học sinh (Tiến sĩ sau này), được đưa vào giúp vua học, sau này thăng đến chức Thái sư. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa ổn định.

+ Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lý – Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

+ Chùa tháp là kiến trúc Phật giáo đặc biệt thời Lý - Trần. Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Thăng Long mô phỏng hình ảnh một đóa hoa sen mọc trên hồ nước.

2. Tìm hiểu giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Thành tựu

Giáo dục

- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên.

-  Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, dựng bia Tiến sĩ.

- Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, giáo dục từng bước được hoàn thiện, phát triển, đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước.

Văn học

- Phát triển mạnh từ thời Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang phú…

- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

- Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

Nghệ thuật

- Kiến trúc: phát triển, chủ yếu ở giai đoạn Lý, Trần, Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo, gồm chùa, tháp, đền. Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của Nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.

- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, song vẫn mang những nét đọc đáo riêng.

- Nghệ thuật: sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Khoa học – kĩ thuật

- Lịch sử:

+ Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu).

+ Lam Sơn thực lục.

+ Đại Việt sử ký toàn thư.

- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự: Binh thư yếu lược.

- Chính trị: Thiên Nam dư hạ.

- Toán học: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu).

- Kỹ thuật: Chế tạo súng thần cơ (Hồ Nguyên Trừng), thuyền chiến có lầu.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về sự phát triển văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ X - XV.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về sự phát triển văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ X – XV.
  4. Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 đội chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, hai đội lắng nghe câu hỏi và viết ra bảng phụ đáp án đúng mà đội mình lựa chọn. Đội nào có nhiều đáp án đúng nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV lần lượt đọc các câu hỏi:

Câu 1: Nho giáo thời Lý Trần có đặc điểm gì?

  1. Trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử, song không phổ biến trong nhân dân.
  2. Được phổ biến rộng rãi ở trong các đền, chùa
  3. Bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.
  4. Có ảnh hưởng nhất định đến các tầng lớp dân cư.

Câu 2: Văn Miếu được thành lập vào năm :

  1. 1065.
  2. 1067.
  3. 1070.
  4. 1072.

Câu 3: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm thế kỉ XV có đặc điểm:

  1. Thể hiện tinh thần dân tộc, yêu nước, tự hào dân tộc.
  2. Ca ngợi những chiến công oai hùng.
  3. Cả ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Điêu khắc thời Lý, Trần, Lê có đặc điểm:

  1. Theo hướng Phật giáo, gồm chùa, tháp, đền.
  2. Ảnh hưởng của Nho giáo: cung điện, thành quách, thành Thăng Long.
  3. Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, song vẫn mang những nét đọc đáo riêng.
  4. Mang đậm tính dân gian truyền thống.

Câu 5: Đây là công trình kiến trúc nổi tiếng nào?

 

 

  1. Chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột).
  2. Chùa Trấn Quốc.
  3. Chùa Tháp.
  4. Chùa Phổ Quang.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các đội suy nghĩ nhanh, dựa vào kiến thức đã học để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các đội đưa ra đáp án đúng.

- GV mời các đội nhận xét câu trả lời của đội bạn.

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên bố đội thắng cuộc.

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

D

A

C

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức đã học.

- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS đóng vai chuyên viên Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hà Nội đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Đóng vai chuyên viên Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hà Nội đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân để đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày lớp phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Một số phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

+ Phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch.

+ Quy hoạch lộ trình, tuyến tham quan, hệ thống biển thông tin, chỉ dẫn đối với khách tham quan, nghiên cứu, đề xuất giải pháp đối với vấn đề giao thông, bãi đỗ xe… .

+ Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động tham quan của khách du lịch đối với di tích, tác động môi trường, giải pháp kiểm soát ô nhiễm, xử lý các không gian cây xanh, mặt nước, tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải.

+ Nghiên cứu, đánh giá và đề ra các phương án bảo tồn, tu bổ các công trình cổ, các giá trị cảnh quan kiến trúc của di tích.

+ Quảng bá, xúc tiến các giải pháp nâng cao ý thức, hiểu biết, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tổ chức, cơ quan, khách tham quan trong việc bảo vệ, giữ gìn giá trị di sản.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Tìm thêm một số phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- Chuẩn bị trước bài học mới.

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay