Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Sinh học 12 kết nối Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Sinh học 12 kết nối tri thức Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
BÀI 16. TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG
Câu hỏi 1: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gene có được là do đâu?
Trả lời: Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.
Câu hỏi 2: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào quy định?
Trả lời: Kiểu gene của cơ thể.
Câu hỏi 3: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc gì?
Trả lời: cải tiến giống vật nuôi, cây trồng.
Câu hỏi 4: Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi như thế nào?
Trả lời: Không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gene.
Câu hỏi 5: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời: Kiểu gene và môi trường.
Câu hỏi 6: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng nào?
Trả lời:Tính trạng số lượng.
Câu hỏi 7: Đặc điểm của thường biến là gì?
Trả lời: Thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gene.
Câu hỏi 8: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gene trước những môi trường khác nhau được gọi là gì?
Trả lời: Sự mềm dẻo về kiểu hình.
Câu hỏi 9: Lấy ví dụ về thường biến.
Trả lời: Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
Câu hỏi 10: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi như thế nào?
Trả lời: Đồng loạt, xác định, không di truyền.
Câu hỏi 11: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gene tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là gì?
Trả lời: Mức phản ứng.
Câu hỏi 12: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng nào?
Trả lời: Tính trạng chất lượng.
Câu hỏi 13: Viết sơ đồ quan hệ giữa gene và tính trạng.
Trả lời: Gene (DNA) → mRNA → Polypeptide → Protein → Tính trạng.
Câu hỏi 14: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Hãy giải thích.
Trả lời: Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.
Câu hỏi 15: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gene nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào điều kiện nào?
Trả lời: Độ pH của đất.
Câu hỏi 16: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene tổng hợp melanine tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
Trả lời: Nhiệt độ cao làm biến tính enzyme điều hoà tổng hợp melanine, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp melanine làm lông trắng.
Câu hỏi 17: Bệnh phenylketo niệu ở người do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện nào?
Trả lời: Hàm lượng phêninalanin có trong máu.
Câu hỏi 18: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?
Trả lời: Giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu hỏi 19: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
Trả lời: Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gene nên có mức phản ứng giống nhau.
Câu hỏi 20: Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì điều gì sẽ xảy ra?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 21: Cây cỏ thi (Achillea millefolium) mọc ở độ cao 30 m (so với mặt biển) thì cao 50 cm, ở mức 1400 m thì cao 35 cm, còn ở mức 3050 m thì cao 25 cm. Hiện tượng này biểu hiện điều gì?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 22: Tại sao người sinh đôi cùng hệ gene nhưng có sức khỏe khác nhau?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 23: Môi trường có thể làm giảm biểu hiện bệnh di truyền như thế nào?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 24: Một cây cùng loài trồng ở nơi ánh sáng khác nhau sẽ ra sao?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 25: Tại sao người ở vùng khí hậu nóng thường có màu da sẫm hơn?
Trả lời: ......................................
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------