Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 31: tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 31: tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp . Thuyết kiến tạo mảng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 31: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP, TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của điểm công nghiệp?

A. Điểm công nghiệp góp phần giải quyết việc làm tại địa phương

B. Điểm công nghiệp là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác

C. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất

D. Điểm công nghiệp đóng góp vào nguồn thu của địa phương

Câu 2: Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của điểm công nghiệp?

A. Điểm công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư

B. Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu.

C. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phức tạp nhất.

D. Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau

Câu 3: Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của khu công nghiệp?

A. Khu công nghiệp góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

B. Khu công nghiệp thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại

C. Khu công nghiệp tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp

D. Khu công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động

Câu 4: Đặc điểm của khu công nghiệp là

A. không có ranh giới rõ ràng, phân bố gần nguồn khoáng sản

B. có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống

C. tập trung khá ít cơ sở sản xuất công nghiệp

D. không có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt

Câu 5: Trung tâm công nghiệp có vai trò

A. là đơn vị cơ sở cho việc hình thành các khu công nghiệp

B. định hình hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ

C. quyết định hướng chuyên môn hoá của khu công nghiệp

D. là đơn vị cơ sở cho việc hình thành các điểm công nghiệp

Câu 6: Vùng công nghiệp có vai trò

A. góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ

B. là đơn vị cơ sở cho việc hình thành các khu công nghiệp

C. là đơn vị cơ sở cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp

D. quyết định đối với sự hình thành các đô thị lớn

Câu 7: Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của vùng công nghiệp?

A. Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

B. Giữa các ngành công nghiệp trong vùng công nghiệp có rất ít mối liên hệ với nhau.

C. Vùng công nghiệp bao gồm các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp

D. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng

Câu 8: Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là

A. hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành công nghiệp

B. góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia

C. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

D. Việc phát triển công nghiệp cũng tác động lớn đến xã hội như giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập,…

Câu 9: Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của trung tâm công nghiệp?

A. Góp phần định hình hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực phụ cận

B. Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

C. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

D. Bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp

Câu 10: Nhận định nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của ngành công nghiệp?

A. Ô nhiễm môi trường nước

B. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

C. Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng

D. Tạo ra các thiết bị dự báo thiên tai

2. THÔNG HIỂU (5 Câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không phải là tác động tích cực của ngành công nghiệp?

A. Tạo ra các thiết bị dự báo thiên tai

B. Tạo ra các giống cây trồng mới

C. Tạo ra các máy móc hiện đại.

D. Tạo ra các thiết bị quan trắc môi trường

Câu 2: Nhận định nào sau đây không phải định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai?

A. Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp hiện đại.

B. Phát triển ngành công nghiệp dựa trên lợi thế về tài nguyên khoáng sản

C. Sự phát triển ngành công nghiệp gắn với ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ.

D. Sự phát triển công nghiệp gắn với hạn chế phát thải khí CO2

Câu 3: Sự phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh chủ yếu nhằm

A. giảm sự lệ thuộc vào các nguồn năng lượng tái tạo

B. tăng năng suất và chất lượng nguồn lao động

C. hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường

D. khai thác tối đa nguồn nhiên liệu hoá thạch

Câu 4: Sự hợp tác, liên kết giữa các trung tâm công nghiệp là biểu hiện của sự

A. liên kết vùng trong phát triển công nghiệp

B. liên kết giữa ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác

C. chuyển dần sang phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao

D. liên kết giữa các khu công nghiệp với các đô thị vệ tinh

Câu 5: Hình thức nào sau đây không phải là một trong những hình thức khác của khu công nghiệp?

A. Khu thương mại tự do.

B. Đặc khu kinh tế

C. Khu chế xuất

D. Khu công nghệ cao

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1: Ở nước ta, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là

A. khu công nghiệp.

B. điểm công nghiệp.

C. vùng công nghiệp

D. trung tâm công nghiệp.

Câu 2: Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm nghiêm trọng đến

A. môi trường đất.

B. nguồn nước mặt.

C. nguồn nước ngầm.

D. môi trường không khí.

Câu 3: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn đến môi trường nước là

A. công nghiệp thực phẩm.

B. công nghiệp điện tử – tin học.

C. công nghiệp điện lực.

D. công nghiệp khai thác dầu khí

Câu 4: Sự cố từ nguồn sản xuất điện nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đến môi trường?

A. Sản xuất điện từ năng lượng nguyên tử.

B. Sản xuất điện từ năng lượng gió.

C. Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời.

D. Sản xuất điện từ năng lượng địa nhiệt

Câu 5: Nguồn sản xuất điện nào sau đây không phải là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng từ nguyên liệu hoá thạch

B. Năng lượng từ gió.

C. Năng lượng từ mặt trời.

D. Năng lượng từ thuỷ triều.

4. VẬN DỤNG CAO (5 Câu)

Câu 1: Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là

A. khu công nghiệp

B. điểm công nghiệp

C. vùng công nghiệp.

D. trung tâm công nghiệp.

Câu 2: Các hoạt động của sản xuất công nghiệp không có tác động tiêu cực nào sau đây đến môi trường tự nhiên?

A. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí

B. Tạo ra máy móc khai thác hợp lí nguồn tài, bảo vệ môi trường

C. Hiện trạng cạn kiệt của một số nguồn tài nguyên trong tự nhiên

D. Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng

Câu 3: Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở

A. khu vực nhiều lao động

B. những đô thị vừa và lớn

C. đầu mối đường giao thông

D. các mỏ khóang sản lớn.

Câu 4: Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A.  Điểm công nghiệp

B. Khu công nghiệp

C. Vùng công nghiệp

D. Trung tâm công nghiệp

Câu 5: Ngành công nghiệp nào sau đây ít tác động đến môi trường hơn cả?

A. Khai thác than

B. Điện tử - tin học

C. Khai thác dầu khí.

D. Thực phẩm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay