Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thủy sản Kết nối Bài 7: Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Bài 7: Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
BÀI 7. BIỆN PHÁP, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG
Câu 1: Phần lớn miền núi nước ta có địa hình đồi núi cao và dốc, trừ một số ít vùng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Do diện tích đất trồng lúa màu ít nên dân phải sử dụng đất rừng để sản xuất lương thực.
Thực tế là cuộc sống của nhiều đồng bào các dân tộc ít người từ bao đời nay đã gắn bó với nương rẫy, việc xóa bỏ hoàn toàn đốt nương làm rẫy là điều chưa thể trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp, cây trồng nông nghiệp với cây lâm nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi,... Bằng cách đó sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái cục bộ, có khả năng giữ được độ ẩm, cản dòng chảy, chống xói mòn đất, làm cho độ phì của đất luôn được bổ sung trong quá trình canh tác và từ nguồn phân hủy tự nhiên của lớp thảm thực vật, cành lá và các phụ phẩm sau thu hoạch.
a. Đốt rừng làm nương rẫy là hình thức khai thác tài nguyên rừng bền vững.
b. Canh tác nông lâm kết hợp chỉ làm cho tình trạng suy thoái rừng xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
c. Canh tác nông, lâm kết hợp là kết hợp một cách hài hòa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi trên một diện tích đất.
d. Cần tăng cường công tác giáo dục và nâng cao năng lực cho người dân về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức cho nhân dân làm rừng đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu hút người dân bản địa tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Câu 2:Một nhóm học sinh trao đổi về các biện pháp để phục hồi lại rừng sau khai thác. Một số ý kiến được đưa ra như sau:
a. Áp dụng tái sinh nhân tạo sau khi khai thác trắng.
b. Áp dụng tái sinh tự nhiên sau khi khai thác trắng.
c. Áp dụng tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn.
d. Đối với khai thác dần, chỉ có thể sử dụng tái sinh nhân tạo.
Đáp án:
- C, D đúng
- A, B sai
Câu 3: Hình sau mô tả một phương thức khai thác tài nguyên rừng:
a. Phương thức khai thác tài nguyên rừng trong hình là khai thác chọn.
b. Rừng sẽ tự phục hồi nhờ sự tái sinh tự nhiên của rừng.
c. Hình thức khai thác này sẽ giữ lại những cây già cỗi, những cây non và cây thành thục được chọn chặt để khai thác.
d. Khai thác gỗ theo phương pháp trong hình nhằm mục đích phá hủy môi trường sống của các loài động vật quý hiếm, giúp hoạt động săn bắt của con người trở nên dễ dàng hơn.
Câu 4: Hình sau mô tả các phương thức khai thác tài nguyên rừng:
1. | 2. | 3. |
a. Phương thức khai thác tài nguyên rừng trong hình 3 là khai thác dần.
b. Không nên khai thác theo phương thức trong hình 2 ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều vì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
c. Hình thức khai thác trong hình 1 và 3 có thể phục hồi tự nhiên sau khai thác còn đối với hình 2 phải tiến hành trồng rừng.
d. Khai thác gỗ theo phương pháp trong hình 1 nhằm mục đích phá hủy môi trường sống của các loài động vật quý hiếm, giúp hoạt động săn bắt của con người trở nên dễ dàng hơn.
Câu 5: Hình sau mô tả một phương thức khai thác tài nguyên rừng:
a. Phương thức khai thác tài nguyên rừng trong hình là khai thác trắng.
b. Không nên khai thác theo phương thức trong hình ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều vì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
c. Sau khi khai thác, không nên trồng rừng ngay vì lúc này đất có độ phèn cao, không đủ kiều kiện để trồng cây.
d. Khai thác gỗ theo phương pháp trong hình nhằm mục đích phá hủy môi trường sống của các loài động vật quý hiếm, giúp hoạt động săn bắt của con người trở nên dễ dàng hơn.