Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 6 kết nối Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 4: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về kí hiệu bản đồ?

a) Kí hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện các nội dung bản đồ.

b) Kí hiệu bản đồ là hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ.

c) Kí hiệu bản đồ gồm hai dạng.

d) Kí hiệu bản đồ có thể có hoặc không khi sử dụng bản đồ.

Đáp án:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai

d) Sai

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về bảng chú giải?

a) Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.

b) Bảng chú giải là phần giải nghĩa các kí hiệu trên bản đồ.

c) Bảng chú giải có thể có hoặc không khi sử dụng bản đồ.

d) Bảng chú giải bắt buộc phải thể hiện tất cả các đối tượng địa lí có trên bản đồ.

Đáp án:

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cách đọc bản đồ?

a) Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện.

b) Biết tỉ lệ bản đồ chưa chắc đã đo được khoảng cách giữa các đối tượng.

c) Để tính khoảng cách giữa hai địa điểm, không nhất thiết phải có tỉ lệ bản đồ.

d) Biết tỉ lệ bản đồ có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

Đáp án:

Câu 4: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về cách đọc bản đồ?

a) Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

b) Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

c) Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

d) Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố có trong bản đồ.

Đáp án:

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về cách đọc bản đồ?

a) Bảng chú giải, kí hiệu, tỉ lệ là những yếu tố bắt buộc phải có khi đọc bản đồ.

b) Bảng chú giải bắt buộc phải có, tỉ lệ không cần thiết.

c) Bảng chú giải không cần thiết, kí hiệu phải có.

d) Bảng chú giải biểu hiện các đối tượng địa lí có trên bản đồ.

Đáp án:

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về khoảng cách giữa các địa điểm trong bản đồ?

a) Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 100 km. Trên một bản đồ miền Trung, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 2 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là 1: 5 000 000.

b) Trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 2 000 000, khoảng cách giữa Hà Nội và Bắc Giang là 4 cm thì khoảng cách thực tế giữa hai thành phố là 80 km.

c) Trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000, khoảng cách giữa Hà Nam và Ninh Bình là 8 cm thì khoảng cách thực tế giữa hai thành phố là 40 km.

d) Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 500 km, trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 3 000 000 thì khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ là 10 cm.

Đáp án:

Câu 7: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về cách tìm đường đi trên bản đồ?

a) Có thể dùng thước để tính khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.

b) Khoảng cách trên bản đồ thường được tính theo một đường thẳng.

c) Từ khoảng cách trên bản đồ có thể tính được chính xác hoàn toàn khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm ngoài thực tế.

d) Khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm chỉ có thể tính được thông qua cách dùng thước đo khoảng cách trên bản đồ.

Đáp án:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 6 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay