Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 12 kết nối Bài 28: Sơ lược về phức chất

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 12 Bài 28: Sơ lược về phức chất sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức

BÀI 28: SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT

Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Phức chất [Co(NH3)6]3+ có điện tích là +3, nguyên tử trung tâm là Co3+ và phối tử là NH3.

b) Phức chất [Zn(OH)4]2- có điện tích là -2, nguyên tử trung tâm là Co3+ và phối tử là OH-.

c) Phức chất [Fe(CO)5] có điện tích là +2, nguyên tử trung tâm là Fe và phối tử là CO.

d) Phức chất [CoF6]3- có điện tích là -3, nguyên tử trung tâm là Co3-, phối tử là F.

Đáp án:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai

d) Sai

Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Phức chất [PtCl4]2- có cấu trúc hình học tứ diện.

b) Phức chất [Fe(CN)6]4- là một ví dụ của phức chất có cấu trúc bát diện.

c) Trong dung dịch, phức chất [Ni(CO)4] tồn tại dưới dạng ion.

d) Phức chất [Fe(CN)6]4- ít bền hơn so với [Fe(H2O)6]2+ vì phối tử CN- yếu hơn phối tử H2O.

Đáp án:

Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho phức chất [Zn(NH3)4]2+.

a) Phức chất có 4 phối tử. 

b) Nguyên tử trung tâm là NH3.

c) Phức chất có dạng hình học bát diện.

d) Phức chất có điện tích là +2.

Đáp án: 

Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho phức chất sau:

BÀI 28: SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT

a) Phức chất trên có 4 phối tử.

b) Nguyên tử trung tâm của phức chất trên là O.

c) Phức chất trên có dạng hình học vuông phẳng.

d) Nguyên tử trung tâm của phức chất trên nhận electron chưa liên kết của 4 phối tử.

Đáp án:

Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Cho phức chất [Zn(OH)4]2- và [PtCl2(NH3)2].

a) Phức chất [Zn(OH)4]2- có nguyên tử trung tâm là Zn2+.

b) Điện tích của phức chất [Zn(OH)4]2- là +2.

c) Phức chất [PtCl2(NH3)2] có điện tích bằng 0.

d) Phức chất [PtCl2(NH3)2] có 2 phối trí.

Đáp án:

Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Xét phản ứng: [PtCl4]2- + 2NH3 → [PtCl2(NH3)2] + 2Cl-

a) Có 2 phối tử Cl trong phức chất [PtCl4]2- bị thế bởi phối tử NH3.

b) Phức chất [PtCl4]2- có điện tích là +2. 

c) Phức chất [PtCl4]2- có nguyên tử trung tâm là Pt.

d) Phức chất [PtCl4]2- có dạng hình học bát diện.

Đáp án:

Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Phức chất aqua của Ni2+ và Zn2+ đều có dạng hình học bát diện

a) Phức chất aqua của Ni2+ có dạng [Ni(H2O)6]2+.

b) Phức chất aqua của Zn2+ có 6 phối tử H2O.

c) Trong phức chất aqua của Ni2+, Ni2+ nhận cặp electron chưa liên kết của H2O để tạo thành liên kết cộng hoá trị kiểu phân cực.

d) Phức chất aqua của Zn2+ có điện tích khác với điện tích của nguyên tử trung tâm.

Đáp án:

=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 28: Sơ lược về phức chất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 12 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay