Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ, ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

Câu 1: Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.

b. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.

c. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.

d. Anh Q đưa cháu A về nhà chơi dơ được bố mẹ cháu M nhờ.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

d) Đúng

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Tự tiện bắt và giam giữ người trái pháp luật là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.

b. Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xúc phạm người khác.

c. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe cá nhân. 

d. Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã là hành vi được pháp luật cho phép.

Đáp án:

Câu 3: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được pháp luật Việt Nam bảo vệ nghiêm ngặt, và mọi hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác đều bị nghiêm cấm.

b. Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tổn hại sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm lý, và gây mất ổn định an ninh xã hội.

c. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể không áp dụng cho những tình huống mà người vi phạm cho rằng hành động của mình là vì mục đích tốt, chẳng hạn như trong trường hợp bảo vệ chính mình hoặc người khác.

d. Học sinh không có trách nhiệm về quyền bất khả xâm phạm và quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Đáp án:

Câu 4: Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Lực lượng công an bắt giữ K (đối tượng bị truy nã quốc tế) khi hắn đến Việt Nam.

b. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.

c. Nhìn thấy ông T đang ra tay làm bị thương chị H, anh N là công an đã ngay lập tức tới bất giữ ông T.

d. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ. 

Đáp án:

Câu 5: Hành vi nào sau đây đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và các quy định liên quan đến bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Anh Hùng phát hiện một người lạ đột nhập vào nhà mình lúc nửa đêm. Ngay lập tức, anh gọi điện báo công an và yêu cầu sự hỗ trợ. Công an đến hiện trường và tiến hành kiểm tra, bắt giữ người lạ đúng theo trình tự pháp luật.

b. Chị Lan bị đồng nghiệp vu khống về việc trộm cắp tại công ty. Chị đã gửi đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng và yêu cầu điều tra rõ sự việc. Sau khi điều tra, cơ quan công an xác định chị Lan vô tội và người vu khống bị xử lý hành chính.

c. Anh Bình bắt gặp một người lạ ăn cắp xe máy của mình. Thay vì báo cáo sự việc cho cơ quan công an, anh tự ý dùng bạo lực để trói và đánh người này tại chỗ cho đến khi công an đến.

d. Trong giờ học, bạn Minh bị giáo viên phát hiện không làm bài tập. Giáo viên đã dùng thước đánh bạn Minh trước mặt cả lớp để răn đe.

Đáp án:

Câu 6: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

Tình huống. Thôn A có ông K; vợ chồng anh T, chị P; vợ chồng chị X, anh V và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh V đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh V đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh T phát hiện sự việc nên đã thuê ông K dùng hung khí đe dọa giết anh V buộc anh V phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh T bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh V để gây sức ép yêu cầu anh V phải trả tiền viện phí cho vợ mình.

A. Anh V 

B. Chị X.

C. Ông K

D. Anh T

Đáp án:

Câu 7: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Bạn Mai vô tình làm vỡ chiếc cốc thủy tinh của bạn Hoa. Mai đã chủ động xin lỗi Hoa và đề nghị bồi thường.

b. Bạn Tuấn thấy bạn Lan đang làm bài tập một mình, Tuấn đã cố tình giật lấy bài của Lan để xem.

c. Bạn Hà thấy bạn Minh đang khóc một mình, Hà đã chế giễu và cười nhạo Minh trước mặt các bạn khác..

d. Bạn Khánh phát hiện có người đang tung tin đồn không đúng về một bạn học khác trên mạng xã hội. Khánh đã chủ động liên lạc với bạn đó để thông báo và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Đáp án:

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay