Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ
Câu 1: Các chủ thể nào thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Anh A tự ý viết và bỏ phiếu bầu cử thay cho người thân bị bệnh nặng.
b. Chị X đăng thông tin chính xác về ứng viên ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã lên mạng xã hội.
c. Chú M chủ động liên hệ cán bộ Tổ bầu cử nhờ hướng dẫn, giải đáp những thông tin về bầu cử chưa nắm rõ.
d. Bà Q vận động mọi người bỏ phiếu bầu cho chồng mình và hứa sẽ tặng quà cảm ơn.
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Ứng cử là nghĩa vụ của mỗi công dân.
b. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.
c. Người ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
d. Người đã chấp hành xong bản án hình sự của Tòa án đã được xoá án tích vẫn có quyền ứng cử.
Đáp án:
Câu 3: Các trường hợp dưới đây thuộc đúng loại nguyên tắc bầu cử chưa? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d dưới đây.
a. Bình đẳng: Anh A (dân tộc Ê-đê), chị B (dân tộc Kinh) đều có quyền bầu cử như nhau.
b. Bỏ phiếu kín: Công dân được sắp xếp các phòng kín để quyết định bầu ai hoặc không bầu ai.
c. Bình đẳng: Tất cả công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dù 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.
d. Gián tiếp: Anh H bị bệnh, không thể đến nơi bỏ phiếu, Tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến chỗ điều trị đề anh tự bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu.
Đáp án:
Câu 4: Hành vi nào sau đây là không thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Lựa chọn đáp án đúng hoặc sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Công dân có quyền bầu cử, nhưng không cần phải tham gia bỏ phiếu nếu không muốn, vì quyền bầu cử là quyền tự do không bắt buộc.
b. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời có quyền tiếp cận thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
c. Công dân có thể ứng cử vào các cơ quan nhà nước mà không cần đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc điều kiện do pháp luật quy định, về ứng cử là quyền tự do hoàn toàn không bị kiểm soát.
d. Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử, đồng thời phải tôn trọng quyền của người khác trong các hoạt động này.
Đáp án:
Câu 5: Hành vi nào sau đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Trong một cuộc bầu cử địa phương, anh C, 25 tuổi, đã nghiên cứu kỹ các ứng cử viên và tham gia bầu cử. Anh bầu cho những ứng cử viên mà anh tin tưởng sẽ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cộng đồng.
b. Chị D, 30 tuổi, là một công dân tích cực. Trước khi bầu cử, chị đã tham gia vào các buổi thảo luận tại khu phố để hiểu rõ hơn về các vấn đề của địa phương và ý kiến của người dân.
c. Ông E, một công dân 45 tuổi, đã nhận thức được quyền bầu cử của mình nhưng lại không tham gia bầu cử vì cho rằng "bầu cử không thay đổi được gì".
d. Bà F, một ứng cử viên vào hội đồng nhân dân, đã cố gắng lôi kéo và ép buộc người khác bầu cho mình bằng cách đe dọa hoặc đưa hối lộ.
Đáp án:
Câu 6: Trong tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, anh H, 22 tuổi, đã tích cực tham gia bầu cử. Trước ngày bầu cử, anh đã tìm hiểu về các ứng cử viên thông qua các phương tiện truyền thông và thảo luận với bạn bè. Ngày bầu cử, anh đến điểm bầu cử đúng giờ, thực hiện quyền bầu cử của mình và khuyến khích những người bạn khác cùng tham gia. Tuy nhiên, sau bầu cử, anh phát hiện ra một số thông tin sai lệch về một trong các ứng cử viên và đã chia sẻ những thông tin đó trên mạng xã hội.
a. Anh H đã thực hiện quyền bầu cử của mình một cách đúng đắn.
b. Việc khuyến khích bạn bè tham gia bầu cử là hành động tích cực và cần thiết.
c. Chia sẻ thông tin sai lệch về ứng cử viên không ảnh hưởng đến quyền bầu cử của công dân.
d. Anh H không cần phải tìm hiểu về ứng cử viên trước khi bầu cử.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Công dân A, đã đủ 21 tuổi và đáp ứng các tiêu chuẩn, quyết định ứng cử vào Hội đồng nhân dân. Trong quá trình vận động bầu cử, Công dân A sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, giới thiệu chương trình hành động của mình và kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho mình.
a. Công dân A có quyền sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền và giới thiệu chương trình hành động của mình trong quá trình vận động bầu cử, vì đây là quyền hợp pháp của người ứng cử theo quy định pháp luật.
b. Công dân A không cần phải tuân thủ các quy định về giới hạn thời gian vận động bầu cử và có thể bắt đầu vận động bầu cử bất cứ khi nào trước ngày bầu cử, vì quyền ứng cử không bị hạn chế bởi thời gian.
c. Công dân A có thể sử dụng bất kỳ hình thức tuyên truyền nào, kể cả những phương pháp gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc bôi nhọ đối thủ, vì quyền ứng cử không bị giới hạn về cách thức tuyên truyền.
d. Công dân A phải đảm bảo rằng tất cả thông tin tuyên truyền đều phải chính xác và không gây hiểu lầm cho cử tri, nhằm tuân thủ các quy định về bầu cử và ứng cử.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử