Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
BÀI 8: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Câu 1: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Việc gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội là một biểu hiện tích cực của đạo đức kinh doanh.
B. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.
C. Gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội không quan trọng, vì mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận.
D. Đạo đức kinh doanh không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của chủ thể kinh doanh, vì mọi quyết định đều dựa trên lợi nhuận.
Đáp án:
A. Đúng | B. Đúng | C. Sai | D. Sai |
Câu 2: Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Một doanh nghiệp thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh sẽ sử dụng chất tạo màu tự nhiên trong ẩm thực.
B. Một nhà kinh doanh có phẩm chất đạo đức là người biết tuân thủ luật pháp, trung thực, biết tôn trọng lợi ích khách hàng và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
C. Giữ gìn được phẩm chất đạo đức sẽ giúp người kinh doanh không mua, bán hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm.
D. Đối với doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh giúp chuyển biến thái độ và hành vi trong kinh doanh, giúp mở rộng quan hệ xã hội, có trách nhiệm, văn minh và coi trọng nghĩa tình.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D.
Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D dưới đây.
A. Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực giúp hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
B. Trung thực trong kinh doanh là một biểu hiện quan trọng của đạo đức kinh doanh, giúp giữ chữ tín và xây dựng lòng tin với khách hàng.
C. Đạo đức kinh doanh chỉ cần áp dụng trong các tình huống kinh doanh lớn, không cần thiết với các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ.
D. Việc tuân thủ pháp luật không phải là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh mà chỉ liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
Đáp án:
Câu 4: Đâu là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý A, B, C, D dưới đây.
A. Doanh nghiệp A nổi tiếng với các nhãn hiệu hàng hoá có chất lượng bảo đảm, được khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa bảo đảm điều kiện lao động tốt cho công nhân.
B. Công ty B được các đối tác tin tưởng về uy tín, sự trung thực và quan hệ hợp tác ngày càng phát triển, giúp tạo ra nhiều loại sản phẩm mới với chất lượng cao.
C. Nhà máy D chung tay bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết việc làm cho bộ đội giải ngũ ở địa phương.
D. Xí nghiệp xây dựng A vừa thay đổi đối tác cung cấp vật liệu thép, nhôm với chất lượng không cao để thực hiện các đơn hàng đã kí nhằm tăng thêm lợi nhuận.
Đáp án:
Câu 5: Đâu là hành vi đúng khi nói về đạo đức kinh doanh? Lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý A, B, C, D.
A. Công ty M đã cố tình xả nước thải chưa qua xử lý ra sông để tiết kiệm chi phí, mặc dù biết hành động này gây hại cho môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh.
B. Chị L, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch, đã từ chối nhập một lô rau quả giá rẻ vì phát hiện sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, mặc dù lợi nhuận từ lô hàng này rất cao.
C. Anh P, nhân viên kinh doanh của công ty K, đã tạo ra báo cáo sai lệch về hiệu quả của sản phẩm mới nhằm thuyết phục khách hàng ký hợp đồng, dù biết sản phẩm này có thể không đạt kỳ vọng.
D. Công ty Q quyết định đầu tư thêm vào công nghệ xử lý chất thải, dù phải chịu chi phí cao, để đảm bảo các hoạt động sản xuất không gây hại đến môi trường và cộng đồng.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống sau, em hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi nhận xétA, B, C, D:
Công ty X chuyên sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Để tăng lợi nhuận, ban lãnh đạo công ty quyết định sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, dẫn đến sản phẩm bị khách hàng phàn nàn về sức khỏe. Thay vì thừa nhận lỗi và thu hồi sản phẩm, công ty lại lẩn tránh trách nhiệm và tiếp tục bán hàng ra thị trường. Đồng thời, họ không đảm bảo quyền lợi của nhân viên, không chi trả đầy đủ lương và phúc lợi như đã cam kết. Sự việc này khiến danh tiếng của công ty bị tổn hại nghiêm trọng, và doanh số bán hàng giảm mạnh.
A. Việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng và lẩn tránh trách nhiệm vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh, làm mất niềm tin của khách hàng.
B. Công ty X chỉ cần tiếp tục bán sản phẩm mà không cần quan tâm đến phản hồi của khách hàng vì lợi nhuận là quan trọng nhất.
C. Việc không tuân thủ các cam kết với nhân viên không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp, vì nhân viên có thể dễ dàng bị thay thế.
D. Công ty X không tôn trọng và đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân viên, thể hiện việc vi phạm đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ với người lao động.
Đáp án:
Câu 7: Đọc tình huống sau, em hãy chọn đúng hoặc sai trong mỗi nhận xét A, B, C, D:
Công ty Z sản xuất mỹ phẩm đã cam kết sử dụng nguyên liệu tự nhiên và không thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn tài chính, họ đã mua nguyên liệu giá rẻ từ một nhà cung cấp không đảm bảo tiêu chuẩn và không thông báo cho khách hàng về sự thay đổi này. Đồng thời, họ tiếp tục quảng bá sản phẩm là "hoàn toàn tự nhiên" và "thân thiện với môi trường."
A. Công ty Z đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi sử dụng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn mà vẫn quảng cáo sản phẩm là "hoàn toàn tự nhiên"
B. Hành vi của công ty Z không ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp vì họ không cần thông báo cho khách hàng về việc thay đổi nguyên liệu.
C. Sử dụng nguyên liệu rẻ hơn là quyết định kinh doanh hợp lý và không liên quan đến đạo đức kinh doanh.
D. Việc cắt giảm chi phí bằng cách mua nguyên liệu rẻ hơn, nhưng không minh bạch với khách hàng, là vi phạm nguyên tắc trung thực trong kinh doanh.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh