Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 5: Thất nghiệp
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 5: Thất nghiệp sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
BÀI 5: THẤT NGHIỆP
Câu 1: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
B. Đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
D. Nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
Đáp án:
A. Đúng | B. Sai | C. Đúng | D. Sai |
Câu 2: Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp? Em hãy lựa chọn đúng sai cho các đáp án A, B, C, D.
A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
B. Người lao động tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Đáp án:
Câu 3: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây đúng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế? Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý A, B, C, D.
A. Doanh nghiệp không khai báo dây đủ danh sách công nhân tạm nghỉ việc cần tái đào tạo cho chính quyền địa phương.
B. Nhà nước ban hành kịp thời chính sách giải quyết việc làm và chính sách an sinh xã hội.
C. Người lao động không mong muốn tham gia quá trình tái đào tạo để có việc làm mới mà chỉ muốn làm công việc cũ.
D. Doanh nghiệp theo sát các gói hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước và đầu tư mở rộng sản xuất
Đáp án:
Câu 4: Những trường hợp dưới đây thuộc loại hình thất nghiệp nào? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D dưới đây.
A. Người lao động đang trong quá trình chuyển việc nên chưa có việc làm thuộc trường hợp thất nghiệp chu kỳ.
B. Ngành X thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều lao động bị mất việc thuộc trường hợp thất nghiệp cơ cấu.
C. Một số lao động mất việc khi nền kinh tế rơi vào thời kì khủng hoảng, trì trệ thuộc trường hợp thất nghiệp tạm thời.
D. Ngành H thay đổi phương thức sản xuất nên một số lao động bị mất việc thuộc trường hợp thất nghiệp cơ cấu.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các nhận định sau, theo em, đâu là nhận định đúng, đâu là nhận định sai.
A. Thất nghiệp gián đoạn thường tạo ra nhiều động lực trong cuộc sống cho người lao động.
B. Để hạn chế thất nghiệp tạm thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm linh hoạt và kịp thời.
C. Thất nghiệp cũng có mặt tốt vì giúp người lao động phải tích cực tham gia quá trình tự đào tạo và tái đào tạo của Nhà nước.
D. Nhà nước có các chính sách kiểm soát, kiềm chế thất nghiệp rất kịp thời, nhưng cũng nên có các biện pháp phòng chống những kẻ muốn trục lợi bất chính từ chính sách.
Đáp án:
Câu 6: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về hậu quả của thất nghiệp? Lựa chọn đúng sai cho các ý A, B, C, D.
A. Thất nghiệp làm cho đời sống của người lao động và gia đình gặp khó khăn.
B. Thất nghiệp là nguyên nhân duy nhất làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.
C. Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở trên mức tiềm năng.
D. Thất nghiệp gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế.
Đáp án:
Câu 7: Em hãy lựa chọn đúng, sai cho nhận xét A, B, C, D trong tình huống dưới đây: Do nền kinh tế suy thoái, anh P bị mất việc làm, cuộc sống bản thân và gia đình anh trở nên khó khăn. Nhưng thay vì tìm kiếm công việc mới, anh P đã sa vào cờ bạc với hi vọng kiếm tiền thật nhanh.
A. Trường hợp của anh P liên quan đến thất nghiệp tạm thời.
B. Hành động của anh P sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình anh.
C. Sa vào cờ bạc là cách hiệu quả để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
D. Việc sa vào cờ bạc có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 5: Thất nghiệp