Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở 

Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là một quyền cơ bản, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, tự do cá nhân.

b. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở chỉ áp dụng đối với các chỗ ở thuộc quyền sở hữu cá nhân, không áp dụng cho các chỗ ở được cho thuê hoặc mượn.

c. Bất kỳ cơ quan nào của nhà nước cũng có quyền khám xét chỗ ở của công dân mà không cần phải có quyết định từ cơ quan có thẩm quyền.

d. Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được thực hiện khi có quyết định từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục pháp lý.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

d) Đúng

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác là hành vi bị nghiêm cấm.

b. Chúng ta phải biết bảo vệ chỗ ở của mình và của người khác là thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

c. Chúng ta phải biết bảo vệ chỗ ở của mình và của người khác khi thấy có hành vi xâm phạm.

d. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân.

Đáp án:

Câu 3: Chủ thể dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.

b. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.

c. Dù anh T chậm đóng tiền thuê nhà, nhưng ông A vẫn cho anh T vào phòng trọ ở.

D. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.

Đáp án:

Câu 4: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 

Tình huống. Vợ chồng chị B, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị B cùng em trai là anh H đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị B và anh H đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh H. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị B, anh V tìm cách vào nhà anh H và giải cứu được chị P. Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Chị B

b. Anh N

c. Anh V

D. Anh H

Đáp án:

Câu 5: Hành vi nào sau đây đã thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đã được Viện kiểm sát phê chuẩn.

b. Được người khác nhờ trông coi chỗ ở nhưng sau đó lợi dụng để chiếm giữ chỗ ở.

c. Ngăn cấm người khác không cho họ về nhà.

d. Tố giác hành vi chiếm giữ chỗ ở trái pháp luật của người khác.

Đáp án:

Câu 6: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

Chị G là chủ sở hữu căn nhà và đã được Uỷ ban nhân dân quận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế từ mẹ. Vì công việc nên chị G chuyển đến sinh sống ở một nơi khác và cho chú D (cậu của chị) sống trong ngôi nhà đó. Gần đây, chị G muốn trở lại sinh sống tại ngôi nhà nhưng chủ D nhất định không chuyển đi và nhiều lần đe dọa, không cho chị EM về đó sinh sống với lí do cậu là em của mẹ chị G nên có quyền được sống tại căn nhà đó.

a. Chị G có quyền yêu cầu chú D rời khỏi ngôi nhà vì chị G là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà.

b. Chú D có quyền tiếp tục ở lại trong nhà vì ông là em của mẹ chị G, nên có quyền thừa kế ngôi nhà từ mẹ chị.

c. Vì chú D đã sống trong nhà nhiều năm, ông có quyền chiếm giữ ngôi nhà theo quy định của pháp luật.

d. Hành vi đe dọa và ngăn cản chị G vào nhà của chú D là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.

Anh Nam là một công dân sống trong một căn hộ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Một buổi tối, khi anh Nam không có nhà, hàng xóm là anh Hùng tự ý vào căn hộ của anh Nam để lấy đồ mà không được sự cho phép. Khi phát hiện ra, anh Nam đã báo cáo sự việc với cơ quan chức năng. Sau khi điều tra, công an xác định rằng anh Hùng không có quyền vào chỗ ở của anh Nam và đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

a. Anh Hùng đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của anh Nam vì đã tự ý vào căn hộ mà không có sự đồng ý của anh Nam.

b. Việc anh Nam báo cáo sự việc với cơ quan chức năng là hành động đúng đắn, đảm bảo bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

c. Anh Hùng có quyền vào căn hộ của anh Nam nếu chỉ vào trong thời gian ngắn mà không lấy đồ gì. 

d. Anh Nam không có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý trường hợp này vì đó chỉ là vấn đề cá nhân giữa anh và anh Hùng. 

Đáp án:

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay